Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 5 Quảng Ngãi

Ngày 5: Quảng Ngãi - Đà Nẵng

Hành trình đi Quảng Ngãi của đoàn chúng tôi hết sức là hồi hộp. Chẳng là trong khi ở Quảng Trị thì tình hình dự báo thời tiết không được khả quan ở bên kia đèo Hải Vân. Tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 11 là Quảng Ngãi – Bình Định - Phú Yên - …
Ngồi trên tàu đi Quảng Ngãi mà lòng hồi hộp: Ban tổ chức bảo nhau nếu có bất kỳ thay đổi về thời tiết, lịch trình tàu lửa thì sẽ cập nhật và tìm phương án giải quyết vì nhiệm vụ hôm nay của đoàn là đi thăm Mỹ Lai và sân bay Chu Lai rồi về lại Đà Nẵng.
Trải qua một đêm không mấy dễ chịu trên tàu nhưng bù lại Quảng Ngãi đón chúng tôi trong ánh bình minh dịu nhẹ, gió thổi mạnh nhưng thời tiết nhìn rất khả quan.
Chúng tôi tới nhà hang ăn uống và thoải mái vì thoát được ám ảnh về thời tiết. Sau bữa ăn sang, xe chúng tôi chạy về hướng Mỹ Lai, tuy nhiên khi vừa đi chưa được nửa đoạn đường thì xe phải dừng lại vì nước lũ dâng lên quá cao và vẫn còn khả năng lên cao nữa.
Photobucket
Phương án được đề ra lúc đó là: Tất cả lên xe cứu hộ để vào Mỹ Lai tuy nhiên sau khi yên vị trên thùng xe và chờ đợi mãi vẫn chưa lăn bánh được. Thì ra vướng mắc với công an giao thông địa phương: Họ không đồng ý cho xe cứu hộ đi vì không có giấy phép chở khách và đặc biệt đây lại là khách nước ngoài – không được là không được. Lái xe của đoàn thì không dám đi vì sợ chết máy dọc đường thế là các bạn lại phải chia tay chiếc xe cứu hộ mà tiếc nuối vì cảm giác của chuyến đi có chút phiêu lưu, thú vị.
Phải nói: Mỹ Lai là điểm mà đoàn hết sức mong muốn được tới nên đã cố gắng bằng mọi giá từ Quảng Trị tới đây rồi mà vẫn không vào được thì đoàn rất chi là ấm ức,ngậm ngùi đành quay lại nhà hàng chứ biết sao.
May mắn thay là được sự đồng ý của giám đốc khu di tích Mỹ Lai nên chúng tôi có một hướng dẫn viên điểm tới kể về câu chuyện đau thương của người dân Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Nó thật sự rùng mình, thật quá khủng khiếp. Chúng tôi xem lại đoạn phim mà Thắng – một hướng dẫn viên khác của InnoViet dày công chuẩn bị làm cho buổi sang qua đi một cách có ý nghĩa.
Sau khi kết thúc bộ phim tư liệu: rất nhiều cánh tay dơ lên để được hỏi, được giải đáp. Cái háo hức, mong muốn được đến Mỹ Lai được chạm tay vào vùng đất đau thương, được chia sẻ làm chúng tôi không khỏi phân vân, liệu có cách nào để có thể tới đó nữa. Rất nhiều bạn học sinh nói với chúng tôi và kể cả tôi cũng tự nói với mình thật tiếc nếu hôm nay chúng tôi không tới được Mỹ Lai nhưng chắc chắn trong cuộc đời chúng tôi sẽ quay lại và tới Mỹ Lai.
Kết thúc buổi sáng bằng bữa trưa tại nhà hàng. Thắng lên xe máy đi thị sát xem nước có rút được phần nào. Thắng vui khôn tả siết khi thông báo cho chúng tôi rằng nước đã rút nhiều và cảnh sát giao thông đã đồng ý cho đi.
13:30 chúng tôi lên xe trong chiều bảng lảng đền với Mỹ Lai, lòng đầy tâm trạng nhớ lại những hình chụp đẫm máu, ghê rợn, tàn ác, những khôn mặt thất thần, kinh hãi của người dân vô tội. Nhìn những khuôn mặt của những kẻ gây ra tội ác cũng sáng lạn, cũng đâu có gì là ác nhân mà sao có thể gây ra một cuộc thảm sát ghê rợn như vậy. Lỗi là ở đâu? Chỉ biết là người dân vô tội ở đây không dưng phải chịu thảm thương như vậy.
Photobucket
Chúng tôi đi qua các ngôi mộ tập thể, những nền nhà trơ trụi, những gì còn lại sau cuộc thảm sát là 7 người sống sót, cây dừa
Photobucket
và 24 gia đình bị tuyệt tự, chúng tôi đến cái mương nơi có 107 người chết.
Photobucket
Tại cái nơi chúng tôi đứng đây, ngày trước là 107 gương mặt kêu cứu, 107 gương mặt sợ hãi và không hiểu vì sao mình bị chết một cách thảm thương như vậy. Còn những người may mắn sống sót một cách đặc biệt thì cố gắng tự mình mưu sinh, vươn lên.
Chúng tôi gặp hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát đó: một người lớn tuổi nhất lúc đó nay đã 84 tuổi, và người nhỏ nhất nay cũng đã ngoài 40.
Photobucket
Bà kể về buổi sáng kinh hoàng đó, về lý do sống sót của mình ở cái mương oan nghiệt đó. Bà mãi mãi bây giờ và cho đến tận mai sau bà cũng không thể nào tha thứ được, bà căm thù, bà hận Mỹ lắm.
Còn nhân chứng sống lúc đó mới 11 tuổi sau khi tất cả họ hàng, cha mẹ bị thảm sát do được che chắn bởi xác những người thân mới thoát chết nhưng sau đó phải sống một cuộc sống mồ côi, tự tìm công việc chăn bò để kiếm sống nên người.
Photobucket
Theo như tình hình chiến sự lúc bấy giờ thì chiến dịch tết mậu thân năm 1968 là khoảng thời gian mà chiến trường ở khắp các tỉnh, thành phố, Khe Sanh – Sân bay Tà Cơn đang đi vào thời điểm ác liệt nhất. thì làm gì có ai quan tâm được đến cái xóm làng nhỏ bé chịu cái thảm sát thảm thương đến vậy nên nó đã bị ém đi và chỉ đến tận tháng 6 cùng năm mới bị phanh phui.
Tạm biệt Mỹ Lai, tạm biệt vùng đất đau thương trong màn đêm đang dần ập xuống, xe chúng tôi lướt qua vùng đất, lướt qua bà cụ chứng nhân 84 tuổi đang chậm rãi về nhà, vẫy tay tạm biệt bà, xe xa dần và bà chỉ còn là chấm nhỏ dưới ánh trời chiều ảm đạm. Mỹ Lai dạy cho chúng tôi rằng hãy nhìn và nhớ lấy đừng để những thảm họa như thế sảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ người dân vô tội nào, bất kỳ quốc gia nào.
Rời Mỹ Lai, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng.
Kết thúc ngày 5.

Ngày 6: Đà Nẵng - Củ Chi - TP Hồ Chí Minh


Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 4 DMZ

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009

Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 3 Quảng Trị

Ngày 3: Huế - Đông Hà (Quảng Trị).

Đông Hà nằm trên độ cao 500m so với mực nước biển nên vào trận bão Ketsana tháng 9 vừa qua không bị ảnh hưởng nặng nề như ở Quảng Trị và các vùng lân cận thấp hơn. Quảng Trị khi hiệp định Geneva được ký kết đã chia đât nước làm hai và vĩ tuyến 17 – Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chia cắt đôi bờ . 5km chiều rộng mỗi bên bờ sông được coi là vùng phi quân sự (DMZ). Tuy nhiên hành trình đó là hành trình của ngày hôm sau. Hôm nay chúng tôi trở về với 41 năm về trước để đến với vùng đất Hương Hóa – Khe Sanh. Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là: Rock pile – một tảng núi cao chơ vơ bên đường nhưng vào thời điểm chiến tranh đó là một căn cứ của Mỹ - nơi mà tất cả chi viện bằng đường không kể cả nước để tắm, quần áo bẩn thì được thu gom và về đâu đó giặt. Lính Mỹ gọi điểm này là American eye. Nơi đó cứ 2 phút 1 lần bắn pháo sang phía Bắc nơi có dãy núi là điểm bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh – Khe Hồ.
Một ông cựu chiến binh Mỹ nói: vào lúc cao điểm của cuộc vây hãm, ông đã không tắm trong vòng 4 tháng trời.
Điểm dừng chân tiếp theo là sông Thạch Hãn – Cầu Đa k rong.
Nói về con sông Thạch Hãn thì được bắt nguồn từ dãy núi Tây Trường Sơn, về tới đất Quảng Trị nó là con sông lớn nhất ở Quảng Trị. Được chia ra thành sông Thạch Hãn và sông Hiếu - chảy qua khu vực này, rồi qua thị xã Quảng Trị đổ ra biển ở Cửa Việt. Chúng tôi có cơ hội đến với hạ nguồn con sông nơi có khúc bi ca hung tráng “mùa hè đỏ lửa” – 1972 vào cuối ngày.
Cây cầu ngày nay chúng tôi đi qua nó không phải là cầu nguyên bản mà mới được xây lại. Vào những năm 60s thì câu cầu này cũng chưa được xây dựng và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khúc sông này thì đi bằng đò và con rãnh bên cạnh bờ chình là đường mòn nguyên bản tuy nhiên ngày nay nó đã bị xoáy mòn bởi nước, bởi đất.
Nhìn phần còn sót lại đó tôi mới hình dung ra được những hình ảnh “xe ta bon bon trên dặm đường” - trong những thước phim về chiến tranh khốc liệt.
Rời Dakrong – sông Thạch Hãn chúng tôi tiếp tục đến với đất Hương Hóa – Khe Sanh – là vùng đất phía Nam của khu DMZ(vùng phi quân sự), Khe Sanh nằm trên một cao nguyên đất đỏ Bazan, là huyện lỵ của huyện Hương Hóa, nơi có quốc lộ 9 chạy qua và cách biên giới Việt –Lào (cửa khẩu Lao Bảo)khoảng 20km về phía Đông. Khi chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh, giới quân sự Mỹ phát hiện ra vị trí quan trọng của Khe Sanh vì nó nằm án ngữ trên đường 9 – con đường chiến lược ở cực bắc miền Nam Việt Nam, con đường dẫn sang Lào tới đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1964, sau khi sang làm tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland liền đi thị sát Khe Sanh. Vị tướng này đánh giá: Khe Sanh là “cái mỏ neo” ở phía Tây hệ thống phòng thủ Nam khu DMZ, là bàn đạp cho cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh của quân và dân ta, đồng thời ông cho đây cũng là vị trí lý tưởng để ngăn cản quân Bắc Việt đưa quân từ vùng đồng núi xuống đồng bằng ven biển và từ Lào sang theo đường số 9.
Vào nửa cuối những năm 60s của thế kỷ XX thời gian Mỹ quyết định tham chiến trực tiếp ở Việt Nam thì Khe Sanh là trận đánh lớn, mang tính chiến lược của Quân Bắc Việt. Ở đó 1/7 quân số lính Mỹ tham chiếm ở Việt Nam có mặt. Đó là nới mà Mỹ quyết giữ cho bằng được và Bắc Việt quyết lấy cho bằng được.
Một năm trời ròng rã chiến thuật và chiến lược, bắn, giết và chết cuối cùng thì cả thế giới biết đến Bắc Việt chống Mỹ.
Rời sân bay Tà Cơn chúng tôi dừng lại ở một hiệu đồng nát ven đường – nó giống như một bảo tàng phế liệu của chiến tranh, những mảnh bom, mảnh pháo được thu gom từ những cánh đồng trên đất Hương Hóa để bán sắt vụn.
Hành trình tiếp theo là cứ điểm Làng Vây – đó là chiến thắng vang dội của quân Bắc Việt vào tháng 7 năm 1968. Đây là một trong 3 đỉnh của tam giác bảo vệ vững chắc bất khả xâm phạm của Mỹ hai đỉnh khác là sân bay Tà Cơn và Khe Sanh.
Tạm biệt những năm mậu thân 1968 chúng tôi về ăn cơm trưa lúc 14:30 tại Đông Hà,
Photobucket
Chiều tiếp tục hành trình đi thành cổ Quảng Trị, một hành trình cảm giác khéo dài và nặng nề. Nơi đây mùa hè đỏ lửa 1972 đã diễn ra trận chiến khốc liệt giữa quân đội Bắc Việt và Việt Nam cộng hòa dưới sự hỗ trợ đắc lực của hỏa lực Hoa Kỳ, là trận chiến khốc liệt tiêu hao sức người sức của của cả hai bên đặc bệt là thiệt hại về tính mạng của bên Bắc Việt, sau 81 ngày đêm, chịu hàng chục tấn bom đạn thiệt hại về người lên đến 10.000 bộ đội chết –
Ngày đó, hàng vạn người lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
Ms Hải Hà mắt ngấn lệ vì thương tiếc những thanh niên tuổi còn quá trẻ, có người mới 14 tuổi hầu hết là thanh niên học sinh, sinh viên ở Hà Nội nghe theo tiếng gọi lý tưởng của dân tộc mà anh dũng hi sinh, đoàn đi trên những con đường đê mà đầy bùn đất do cơn bão Ketsana gây ra. Đứng trước dòng sông Thạch Hãn ngậm ngùi, buồn thương chiến tranh khốc liệt.
Tạm biệt thành cổ, chúng tôi trở về khách sạn tại Đông Hà, ăn tối kết thúc hành trình ngày 3.
Ngày 4: Đông Hà – Cồn Tiên fire base – Dốc Miếu – Hiền Lương bridge – Vinh Moc tunnel – Cửa Tùng beach.
Photobucket


Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Trở lại chiến trường xưa 6 ngày- ngày 2 Huế

Ngày 2: Hà Nội - Huế

Thức từ rất sớm 03:00 để ra sân bay đón chuyến bay đi Huế lúc 07:00, vào thăm Đại Nội, mấy năm không lại Huế thấy kinh thành đổi khác quá nhiều. Huế vẫn trầm tư, tĩnh lặng như ngày nào. Chúng tôi may mắn có được một local guide chuyên về lịch sử nên mục đích của chúng tôi đến đây bên cạnh việc thăm cố đô chúng tôi muốn biết về diễn biến cuộc tổng tiến công tết mậu thân (1968) diễn ra tại thành nội. Không uống phí chúng tôi có được những gì cần biết.
Chiều: xuôi dòng sông Hương tới thăm chùa Linh Mụ - một thắng cảnh đẹp của Huế. Bên cạnh đó nó còn là hình ảnh về một cuộc biểu tình của tăng ni phật tử Huế khi tổng thống Nam Kỳ Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách không được treo cờ tôn giáo ngay trước ngày Phật Đản. Nơi đây còn lưu giữ chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức lái từ tu viện của mình đến ngã ba Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám, TP Saigon năm 1963 - ngồi theo tư thế tọa sen và tự đốt cháy mình để chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Tối chúng tôi lên xe đến ăn tối tại một nhà vườn ở Huế - Vườn Ý Thảo - một nhà vườn yên tĩnh của cựu chủ tịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế - thích sưu tầm đồ cổ thời Nguyễn. Chúng tôi đến với Vườn Ý thảo đúng vào đêm trăng tròn nên không gian càng thêm lung linh mờ ảo.
Kết thúc ngày 2.
Ngày 3: Huế - Quảng trị.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Tro lai chien truong xua 06 ngay - Ngày 1 Ha Noi

Hành trình chuyến đi tìm hiểu chiến tranh Việt Nam chống Mỹ (29/10 - 05/11)
Ngay 1: Hà Nội
Ngày 2: Huế
Ngày 3: Đông Hà
Ngày 4: Quảng Trị
Ngày 5: Quảng Ngãi
Ngày 6: TP Hồ Chí Minh

Thời gian có hạn và di chuyển nhiêu nên những gì có được sau chuyến đi cũng chỉ mang tính chất khái quát, thú vị, học hỏi được nhiều và cũng khá mệt mỏi.
Khởi đầu ở địa danh Hà Nội:
Như chúng ta đều biết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 và sau đó là với lý do Bắc Việt không rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc. Chúng tôi đến với nhà tù Hỏa Lò để nhìn nhận về một chế độ thực dân tàn ác với chính sách và cách đối sử tàn bạo với tù chính trị của thực dân Pháp, thấy cái máy chém nguyên bản đầu tiên của Pháp đưa sang Việt nam.
Những hình ảnh về cuộc ném bom tàn phá của đế quốc Mỹ ở Khâm Thiên(chiến dịch Điện Biên Phủ trên không).
Xem cái nhà tù dành cho những phi công Mỹ- một sự đối lập đến nỗi mà tù nhân Mỹ gọi nơi đó là: Hanoi Hilton.
Rời xa cái xà lim nặng nề chúng tôi đến với bảo tang lịch sử quân sự Việt Nam, bảo tàng thể hiện cả một quá trình lịch sử đấu tranh , các trận đánh nổi tiếng của quân sự Việt Nam. Những chiến lợi phẩm thu được của địch trong cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: bom, đạn, máy bay, pháo, …
Đoàn tiếp tục khởi hành đi bảo tang Hồ Chí Minh, thuyết minh viên chỉ cho chúng tôi cả một quá trình từ lúc ấu thơ đến khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, cuộc đời bôn ba của người qua 23 nước và trở về lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc được thành công.
Về lại khách sạn, trên đường dừng chân tại cửa phía Bắc của hoàng thành Thăng Long thủa trước nơi còn lưu dấu đại bác của Pháp khi lần đầu tiên Pháp tấn công Hà Nội - 1873.
Ngày 2: Hà Nội - Huế


What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày