Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Cu Chi tunnel

Hôm nay mình đi Củ Chi cùng hai vị khách đến từ Sing và Thượng hải, hai vị khách này chẳng muốn tìm hiểu nhiều về chiến tranh nhất là vị khách nữ, chỉ lấy nền chụp hình suốt, làm mình thấy buồn nhưng vì là khách nên kệ.
“Củ chi mảnh đất của những anh hùng, giặc Mỹ muốn biến Củ chi thành vùng đất chết nhưng củ chi không bao giờ chết” – Khi còn ở ngoài Bắc, điểm đầu tiên khi vào Nam mình muốn đến đó là Củ Chi, tuy nhiên vì nhiều lý do mà mãi sau 5 tháng mình mới đi được Củ Chi.
Bữa đầu tiên mình đến với Củ Chi, mình đi xe bus hai lượt mới tới được địa đạo, chui lên chui xuống một tí đã hết, mình chẳng thấy nó ấn tượng gì cả, chẳng thấy xúc động gì cả, nó làm xụp đổ trí tưởng tượng của mình.
Lần thứ 2 đi mình mới biết rằng local guide lười chỉ cho mình đi có mỗi 30m rồi thôi trong khi còn có thể đi tiếp đoạn 50m hay 120m.
Được ngồi trong hầm ăn, nối với bếp ăn Hoàng Cầm – hay bếp giấu khói, thưởng thức khoai mì – bây giờ là thưởng thức còn xưa kia đó là lương thực chính của bộ đội ta – một loại thực phẩm mà chẳng có lấy chút dinh dưỡng gì, chắc chắn là không giống với thời ngày xưa và mình chỉ biết là khoai mì (sắn) rất ngon.
Đến giờ thì mình không đếm được mình đi Củ Chi bao nhiêu lần nữa nhưng mình vẫn thích đi. Nó là niềm tự hào để mình khoe với khách của mình. Mình thích nhất quang cảnh đào địa đạo,cách sống, chiến đấu và lạc quan trong mọi hoàn cảnh của con người Việt Nam.
Chui địa đạo bao lần, bao lần nhìn thấy những con cuống chiếu to bằng ngòn tay, những con bọ cạp nhe cái càng ra eo ôi… rồi đọc “Bóc vỏ trái đất” của Mã Thiện Đồng mình mới thấy thấm, hiểu quá khứ, thấy cảm thông, trân trọng.
Mình thích không gian của đền Bến Dược, bên trong thiêng liêng, oai hùng: “ Chính giữa là tượng Bác Hồ, hai bên là bàn thờ những anh hùng mà (tên anh không biết, chiến công anh bất diệt) - Rất nhiều những người mẹ, người cha, những nam thanh nữ tú đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho mảnh đất này, nhiều gia đình đã mất đi người con cuối cùng cho đất thép thành đồng “– gần 50000 tên của các chiến sỹ đã được khắc tên vàng trong đền, một đền tưởng niện lớn nhất cả nước.
Những người hành hương thường ngồi nghỉ mệt ở khu sau đền Bến Dược, nơi nhìn ra biểu tượng hồn thiêng đất nước và dòng sông Sài Gòn uốn lượn, xa xa là ngọn núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất miền Nam nước ta (900m so với mực nước biển).

Enermy want to turn Cu Chi become the death land but Cu Chi never die…mỗi khi văn phòng hỏi mình ngày mai đi đâu thì thay vì nói Củ Chi mình luôn ám ảnh mọi người bằng câu trên.


Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

tet doan ngo 2009

Hôm nay là tết đoan ngọ,mình đi tour mekong thấy nhà nào cũng cúng khấn, cứ ngày này hàng năm, cái cồn trên dòng sông Hậu lại nhô ra thành bãi bồi nhỏ cho mọi người ra đó tắm táp rất đông làm mình cũng thèm.

Mình nhớ cái tết đoan ngọ năm nao khi mình đang còn ngái ngủ mẹ đã kéo ra khỏi giường để ra ao tắm đầu tiên vì mình nhiều rôm sẩy nhất nhà. Mình vừa mắt nhắm mắt mở, nổi quạo không dậy thì mẹ cho ngay vào mồm mình một quả mận chua bảo nhai đi để diệt sâu bọ, mình vừa nhăn mặt vừa nhai vì chua và nghe bọn trẻ con nhà hàng xóm xôn xao thế là tỉnh hẳn cũng cạnh tranh chạy ra ao tắm trước.
Để được ăn cơm rượu mẹ ủ từ mấy hôm trước thì hai chị em phải trèo lên cây mít mà vỗ vỗ mấy cái vào nó mà tâm sự gọi là "khảo mít" cho nó hết sâu xi, trái to,nhiều, ngọt...tôi luôn phải ở dưới cầm gậy để khảo còn chị tôi thì trèo lên trên cây.
Mít ơi, mít à.
Mít đây mít đây
Năm nay mày ra mấy trái?
3 trái.
Mày ra ít thế. Sang năm mày ra mấy trái?
thế mày muốn bao nhiêu trái?
mày thích ra bao nhiêu thì ra nhưng ít nhất là 100 trái không xâu xi, ngon, ngọt nhé.
năm nào chị em mình cũng thế chị nhỉ mà năm nào cũng ít trái.

Rồi chúng tôi cùng bố mẹ lên ông ngoại chúc tết, đến khúc rẽ gần nhà ông, mẹ kể chuyện ngày 5 tháng 5 khi bố mang lên biếu ông con ngỗng để ông ăn tết đoan ngọ khi đi đến đây thì con ngỗng thò đầu ra kêu quàng quạc làm bố xấu hổ chạy mất mãi sau mới dám quay lại.

Năm nay mình chẳng được làm gì và ăn cũng toàn đồ ngọt, năm nay mình toàn nhớ về quá khứ người ta nói như thế là toan về già đấy hic hic... Mình già rùi.
.....................................................................................
Tết đoan ngọ có nghĩa là tết bắt đầu từ giữa trưa vì tháng 5 là tháng bắt đầu có nắng to và khí dương đang thịnh nên người ta chỉ cúng khấn để đánh dấu một thời tiết đẹp, trời quang đãng và thời điểm này bệnh khí cũng sinh sôi nên người ta thường làm lễ cầu an, sau này, để thêm ý nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỉ niệm Khuất Nguyên và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỉ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.

Khuất Nguyên làm chức Tả Đồ nước Sở dưới triều vua Sở Hoài Vương bên Trung Quốc, có tài và liêm chính. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tả nỗi oán than, ông có viết bài thơ Ly Tao nổi tiếng. Đến đời vua Tương Vương, ông còn bị đi đày vì nhà vua nghe theo lời bọn xu nịnh. Ông buồn nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng 5.

Được tin đó, nhà vua vô cùng hối hận và thương tiếc, người dân làm cỗ đem ra bờ sông ném xuống nước cho ông hưởng.

Còn Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về..
Sau lễ cúng Tết Đoan Ngọ là các tục lệ như tục giết sâu bọ, tục nhuộm móng chân, móng tay, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà... Phần lớn các tục lệ trên nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá mùi và tục đi hái lá thuốc. Nhiều địa phương ở ven sông, ven biển thay vì tắm nước lá mùi thì đúng giờ ngọ họ đi tắm sông, tắm biển gọi là tắm mồng 5.

Ở một số nơi còn giữ tục tết thầy học, tết thầy lang trong dịp này để trả ơn sự dạy dỗ của thầy giáo và đền ơn cứu bệnh của thầy lang.

Cũng như nhiều các lễ tiết khác, Tết Đoan Ngọ nguyên sơ từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam nhưng đến nước ta được biến đổi mang một hình thức và ý nghĩa văn hoá khác. Những tập tục trong lễ tết được xây dựng trên căn bản nhân nghĩa và đạo đức truyền thống. Những tục lệ tết thầy giáo, thầy thuốc, biếu tặng những người đã tri ân cho mình đã chứng tỏ rằng, lễ giáo của ta rất được tôn trọng và những ân sâu nghĩa trọng không bao giờ quên.

Tết Đoan Ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong nhân dân với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó. Ăn Tết Đoan Ngọ, chúng ta cần tìm hiểu giá trị và tinh thần của ngày Tết này...

Nguyễn Nhân Thống


Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Oi Vietnam Airline

Khi có việc ra ngoài Hanoi, tôi cũng phân vân khi đặt chuyến bay cho mình. Vì muốn tiết kiệm nên giá cả ưu tiên hàng đầu. Tôi tính đi của Jetsta nhưng khi so sánh giá vé vớI Vietnam Airline thi thấy không chênh nhau bao nhiêu, bạn bè tôi lạI bảo: đi của Vietnam Airline máy bay to, êm ái hơn, tiếp viên chu đáo, đẹp trai, xinh gái lắm.
Uh, tôi thấy cũng có lý và quyết định đi hang Vietnam Airline.
Khi trong nhà chờ chuyến bay, một lúc lạI nghe thấy chuyến bay Jesta xin lỗI Quý khách vì sự chậm trễ (có chuyến chậm đến 1 tiếng mình thấy thật nhàm chán) nhưng khi chuyến bay của mình bị trễ 30 phút thì chỉ nghe thấy ngườI làm thủ tục cho mình nói: Chuyến bay dờI lạI 30 phút đúng ….giờ chị ra cửa số….
Photobucket

Khi từ Hanoi vào Tp Hồ Chí Minh thì máy bay từ từ lên cao, mình thấy cũng chí lý đi cảm giác rất êm ái, an toàn. Mình ngồI ghế cuốI, nghe mấy anh chị tiếp viên nói vớI nhau là phát nước, phát khăn và phát chăn.
Một anh nói: Chăn không đủ phát thì sao?
Anh kia : kệ cứ phát, hết thì thôi.
MọI ngườI bắt đầu yên vị, các anh tiếp viên cao to, đẹp trai thật.
Khi đi được nửa chặng đường, trờI bắt đầu lạnh hơn và tôi lạI đang bị ốm nên càng thấy lạnh hơn. Tôi gọI một anh tiếp viên mặc dù biết là hết chăn nhưng tôi cũng muốn hỏI xem anh ta trả lờI thế nào? Có học hỏI được gì về nghề của mình không?
Anh ơi lạnh quá, cho em xin cái chăn?
Hết rồI chị a, -
Cố chịu cũng không chịu nổI nữa nên tôi mở cốp đồ lấy cái áo ra mặc, vì cái nắp cao quá, tôi không vớI tớI được, nhìn quanh đang định nhờ anh tiếp viên đóng giúp thì:
Chj mở ra phảI đóng lạI chứ, nhỡ đồ trong đó rơi vào đầu ngườI khác thì làm thế nào? Cùng vớI cái giọng khó chịu là phập, tôi chẳng nói được lờI nào, lũi cũi đi về chỗ ngồI vừa run vì lạnh vừa thề sẽ không đi cái hang này nếu có sự lựa chọn.
Khi hạ cánh, tôi lê lết đi về phía của ra, mệt mỏI nhìn mọI ngườI đông đúc. gần chỗ cửa ra, chú phi công đứng đó cườI tươi bên cạnh anh tiếp viên cườI rất bài bản: Good night!
Tôi cũng nở nụ cườI tươi: Thankyou, you too. Và đi vì đàng sau còn nhiều ngườI nữa và thầm cảm ơn chú phi công vì cho mình cảm giác an toàn, nhẹ nhàng và ấm áp.
Cái này tôi đưa ra không phảI để miệt thị ai hay mong ai thương thay cho thân phận tôi lúc đó mà chỉ là đưa ra cho các nhà làm dịch vụ thấy được cái gì và có rút được bài học gì không thôi.



Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Một thoáng miền Tây

Lênh đênh trên con thuyền ngược dòng sông Mekong rộng lớn, tôi không khỏi suy tư về một vùng đồng bằng châu thổ với tổng diện tích lên đến 40.000km2 và dân số hơn 18 triệu người mà sao đôi bờ vẫn thấy hoang vắng, mênh mông.
Đứng trước ngút ngàn xanh của cây trái, của vựa lúa lớn nhất cả nước, mới thấy được vẻ đẹp bình dị của đất nước Vietnam.
Bìm bịp lại kêu, nước lớn, nước ròng, phong cảnh cũng từ đó mà thay đổi theo rồi những ngày rằm, ngày một, nước ngập bờ, ngập kênh làm ta thấy sức mạnh của nước, sức cuộn chảy phù sa, lam ta không phân biệt dược đâu là sông đâu là biển cả.
Các thị trấn thị tứ cũng khác xa so với các vùng miền trong cả nước. Mỗi thị trấn, thị xã hay thành phố là sự quần cư của một doi đất rộng mà từ đó di cư theo hình tia tỏa đi các hướng men theo các triền sông, kênh - những con đường miền Tây được thiết lập phần lớn là dọc theo các sông, kênh rạch(đường sông có trước, đường bộ theo sau) trên những hình tia đó, nếu gặp nhưng doi đất rộng, vượng địa thì một thị xã, thị trấn lại được hình thành, cứ như thế những cụm dân cư được hình thành nối dài ra theo hướng ra biển.
Nhìn triền sông, cánh đồng màu mỡ với cây trái xum xuê, hoa thơm, trái ngọt, xóm làng trù phú rồi nhớ đến những câu ví von về sự ưu đãi của thiên nhiên về vùng đất "làm chơi, ăn thật", "cá nhung nhúng dưới đìa, lúa mọc không cần gieo", truyện kể rằng có con Ó cá, bắt cá trên sông mà bị cá đớp lại, mất xác, rồi truyền thuyết về cá sấu chín đầu...theo lệ cứ giáp tết la cư dân tát hầm bắt cá và để dành ăn được cả tháng giêng rồi lại nhớ đến những thiên nhiên rộng lớn làm người ta phải ớn lạnh "Con chim kêu phải sợ, con cá quãy phải kinh", vùng đất mà muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh" thì mới thấy được cái dũng khí, sức mạnh của cha ông ta - những người khẩn hoang vùng đất lâm sơn, thú giữ này từ hơn 300 năm trước.
Chính vùng đất đã tạo nên tính cách con người Nam Bộ thiệt thà, gắn bó, cởi mở, nhiệt tình, hiệp nghĩa, ăn to nói lớn.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên từ Cần Thơ lên đò đến một thị trấn nhỏ của tỉnh Vĩnh Long, đi bộ theo con đường đất được che mát bởi những cây trái như sầu riêng, cây bông so đũa, bưởi, tre...khoảng 10 phút, thì nhà má tư hiện ra bên kia bờ ao, chúng tôi đi vào đến sân mà chẳng thấy ai ra đón, có lẽ không có ai ở nhà? nhưng không phải thế - cả nhà đang ngồi ở sau nhà (Bếp - một phần của ngôi nhà thường được tách riêng khỏi nhà chính vì khói- nơi xôm tụ nhất,nếu là khách quen thì thường ghé bếp thay vì vào nhà chính).
Cả nhà ào ra đón chúng tôi như những đứa con lâu ngày từ xa mới về, rửa mặt mũi, chúng tôi mang theo rổ và xán theo mấy em nhỏ trong nhà đi vườn cách đó chỉ một con kênh nhưng nếu đi đường bộ là 1km để đào củ Lùn (một loại cây mà lá thì giống lá giong ta và củ thì giống củ từ)để tối nấu ăn chơi.
Chúng tôi lang thang theo đường mòn hai bên là hàng chuối cau lá vươn dài lên trời xanh mát đến vườn chôm chôm đang mùa cho trái, tôi bẻ trái chôm chôm khó nhọc và tìm thâm vì nhựa chôm chôm làm cả nhà cười mãi, nói chuyên với má một hồi và hỏi má có hiểu con nói gì không? chèng đéc ơi, gọi nhỏ thông dịch ra dịch dùm má...
Giờ thì tôi đã biết thưởng thức trái chôm chôm theo kiểu miền Tây, biết củ đậu là củ sắn, củ sắn là củ khoai mì...Biết nhớ má, nhớ miền Tây, nhớ Lục Vân Tiên, nhớ "Đất phương Nam"...
Hôm nay con lại về thăm má...


Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Những quyết định

Mình làm sai, lỗi tại mình thì tất nhiên sẽ buồn nhưng có những điều mình làm đúng vẫn thấy buồn. Tại sao???

What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày