Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2009

Hà Giang 6 ngày- Ngày 2 Tam Sơn - Phó Bảng - Đồng Văn - Lũng Cú

Ngày 2: Tam Sơn – Cổng TrờI – Bản Thanh Vân – Yên Minh – Phố Cáo – Phó Bảng – Đồng Văn – Lũng Cú. (
Phần đường hôm nay không quá dài, chủ yếu là tham quan, trờI lại mưa phùn, mù sương,nên chúng tôi khởI hành hơi trễ 7h15.
Khi ăn sáng, xế của tôi đã bị mất mũ bảo hiểm và được tôi xác định là một ngườI khách tây lấy. Hưng nói hai vị khách Tây đó ở cùng khách sạn thế là chúng tôi đi tìm kiếm nhưng vô vọng, Dũng đành đi mua cái mới.
Đoàn thăm Cổng trờI Quảng Bạ mà chẳng thấy gì ngoài màn sương dày đặc.
Photobucket
chụp hình núi đôi, đoàn đi bản Thanh Vân của ngườI Mông nơi nổI tiếng vớI rươu ngô. Cả đoàn gặp bãi đá đẹp như hòn non bộ nên thi nhau show hàng. MỗI ngườI một nơi đi chụp hình,
Photobucket
mình mua được nửa lít rượu ngô, Mr Hùng mua được 4l rượu ngô còn riêng Mr Hưng lái chó mua được 20lít. Trong khi một số ngườI chờ thì một số ngườI vào nhà ăn đám vớI món ăn đặc trưng đến nỗI ăn vào rồI mà không biết ăn cái gì hehe.
Photobucket

Chúng tôi định đi cửa khẩu cách đó 15km nhưng vì không có thờI gian nên lạI thôi, trước khi đi Yên Minh, chúng tôi gặp nhóm ngườI Mông đi thổI kèn đám và Mr Hưng yêu cầu họ làm một điệu thì ngay lập tức sân khấu được tạo ra ngay trên đường đi, mình chẳng hiểu gì tuy nhiên thấy cũng hay hay vì từ hôm qua đến nay đây là lần đầu tiên mình tiếp xúc vớI ngườI Mông.
Photobucket
TrờI đã gần trưa, chúng tôi quyết định đi Yên Minh, trên đường đi ấn tượng vớI những núi đá cao chót vót, và ấn tượng thứ hai là đoàn bắt được kẻ cắp mũ bảo hiểm. Khi trưởng đoàn Hưng nhận dạng được kẻ cắp đã truy hô và cả đoàn quay xe đuổI theo, độI Hưng – Bắc đi nhanh và đã tóm gọn đốI thủ, kẻ cắp xin lỗI rốI rít, trả mũ rồI phóng vù đi.
Chặng đường đi Yên Minh đường thì xấu vì đang làm nhưng cảnh thật đẹp với suối một bên trong ngần và một bên là vách núi cao, bên kia suối là những bản làng với nương ngô mới bắt đầu trồng . Nếu không bận rộn chắc xế của mình đã nhảy xuống suối tắm tiên rồi.
Photobucket
Photobucket
Đến Yên Minh, ăn trưa, cả đoàn choáng váng khi gặp đoàn garu đi từ Hà NộI lúc 7h tối hôm qua mà giờ đã gặp ở đây. Ai cũng lắc đầu, may mắn mình không trong nhóm đó.
TrờI nắng và nhóm garu hình như làm nản lòng chiến sỹ nên các bạn quyết định café trước khi khởI hành đi Phố cáo lúc 3h chiều.
Photobucket
Đến phó bảng, đoàn chẳng buồn dừng lạI chụp hình nhà cổ mặc dù nhiều nhà rất đẹp, đoàn phi thẳng lên cửa khẩu Phó Bảng nơi Mr Hưng và Mr Bắc đã có mặt sẵn ở đó và bị chó cắn (16h40).
Photobucket
Sau khi tham quan, chụp hình các nam nhân có nhu cầu gửi lại chút gì để nhớ cho nước bạn Trung Quốc nhưng khi nghe chị em đe dọa biên phòng đội bạn bắn tỉa rất siêu thì anh em đành thôi.

Chúng tôi chạy như bay về hướng Đồng Văn, một quãng đường ấn tượng với những đường vòng cung, lên dốc rồi lại vòng đi mãi mà hình như thấy mình vẫn ở đâu đây. Nếu he ở Yên Mình còn có suối thì ở đây người ta phải xây những bể chứa nước lớn để còn sử dụng cho suốt năm. Toàn đá là đá, xám xịt một màu thi thoảng, hiếm hoi thấy vài ngôi nhà xung quanh xếp bằng đá. Những con đường do xẻ đá mà ra nhìn xa như đường chỉ, he vết nứt. Thật là hùng vĩ - cao nguyên đá, môt vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo. Đi trên những con đường này mới thấy được công sức của người công nhân đã làm nên nó chúng tôi có thể đi qua. Trước khi trời tối chúng tôi ghé vào bản Sà Phìn (phiên chợ lùi) tham quan Dinh thự Vua Mèo(18h)- Một ngôi nhà lớn bên chợ Sà Phìn dưới thung lũng được thiết kế theo kiểu Trung Quốc đại thể vua Mèo trên xứ sở đá ngày đêm hút thuốc phiện, tắm sữa dê, ngắm người đẹp. Cuộc đời như thế chẳng biết có thú không? Nhưng he thế là xa xỉ nhất vùng này rồi.- toàn cảnh nhà họ Vương.
Photobucket
Truyện kể nhà họ Vương và thầy giáo của cha con họ Vương:
Trong phòng khách, vua Mèo Vương Chí Đức nằm nghiêng bên bàn đèn thuốc phiện, lim dim nghe tiếng tẩu thuốc kêu ro ro, một người hầu nữ quỳ bên cạnh, hai tay bóp nắn vai cho Vương. Mùi khói thuốc thơm lừng, một đàn thạch sùng rủ nhau đến bu kín trên tường, có vẻ chúng cũng lờ đờ vì khói thuốc. Nghe lính bẩm báo có khách, Vương vẫy tay bảo:

- Nhanh lên! Mời thầy đồ vào đây sưởi cho ấm. Thằng Shìn à, pha nước mời khách.

Vương Chí Shìn trạc tuổi thầy đồ, vội dạ vang, bước ra.

- Chào thầy đồ! Mời vào nhà mình uống nước.

Ấm trà nóng thơm ngát đã bưng lên, lúc ấy Vương mới bước ra, đặt thanh kiếm mỏng như lá lúa lên kệ gỗ, giơ tay đón chén trà từ tay con trai. Vương mời khách, rồi nhấp một ngụm, hàng ria đen ngọ ngoạy.

- Thầy đồ à! Chữ Tàu cha con ta đọc thông, viết thạo rồi. Từ hôm nay sẽ học chữ Phú lãng sa nhé?

Bế Tiệp, tên gọi của người khách đặt chén trà xuống.

- Thưa Vương! Sự học không nên nôn nóng, chú Shìn viết chữ còn chưa thạo mà, phải cố học cho đến hết tháng chạp. Vương cố chờ lúc ấy cùng học chữ Pháp vậy.

- Hừ! Vương trợn mắt, tay đã sờ vào chuôi kiếm. Cả vùng cao nguyên đá này, chưa ai cãi lại Vương mà không bị chết, nhưng đây lại là thầy đồ Tiệp, thầy dạy chữ của cả hai cha con Vương, người nhiều cái chữ nhất vùng Đồng Văn. Vương quen với súng gươm nhưng cũng trọng người có chữ. Không biết cái chữ không hiểu hết trời, đất. Không hiểu hết cái hay dở của tạo hoá, không biết cái lí con người. Vậy thì làm vua sao được? Vương còn nhớ khi xây thủ phủ nhà Vương trên mảnh đất hình mui rùa này, Vương đã phải đón thầy địa lí người Tàu sang trấn trạch. Thầy địa lí nói thế đất tốt, núi đá Thanh Long bên trái nhỏ hơn núi đá Bạch hổ bên phải, nhưng được núi Chu tước phía trước che chắn, đúng là thế đất của vua chúa. Ông ta viết hai câu đối chữ Hán trước cổng.

Bạch hổ bao Thanh long/ Thiên niên ư tự chủ.

(Hổ trắng ôm rồng xanh/ Ngàn đời được tự chủ).

Nghìn năm làm chủ vùng đất này chẳng phải mơ ước của bất cứ ông vua nào sao? Vương thưởng cho thầy địa lí rất hậu. Đến khi đồ Tiệp xuất hiện Vương mới cay đắng hiểu ra sự thất học của mình. Lần ấy đồ Tiệp chắp tay sau lưng ngắm hai câu đối chữ Hán rồi cười khẩy.

- Đúng là thằng Tàu thâm nho, nó viết cho Vương thế này là ngầm báo cho biết thế đất chẳng tốt gì đâu. Thế đất trông thì đẹp, nhưng không có hậu. Nếu đọc ngược hai câu kia thì sẽ thấy .

Vương quắc mắt hỏi:

- Thầy dựa vào đâu mà dám nói bừa?

- Thưa vương! Sách Tàu viết về phong thuỷ có câu. “Thanh long đáo Bạch hổ/Bách hậu tự chủ bần.” Nếu để rồng xanh quay lại cuốn hổ trắng thì trăm năm sau chủ đất không ngóc đầu lên được đâu. Nó đặt thế đất này cho nhà Vương, trước sau gì cũng làm tôi mọi cho phương Bắc thôi.

Vương Chí Shìn lại ngọ ngoạy hàng ria, lo lắng.

- Làm thế nào bây giờ ?

Đồ Tiệp bảo việc này cũng dễ thôi, nếu Vương nghe theo thiển ý của tôi. Vương không suy nghĩ lâu, gật đầu đồng ý. Đồ Tiệp viết bốn lá bùa, bảo đem yểm bốn xung quanh khu nhà, lại cho dựng hai cột đá cao mười thước, trên đỉnh mỗi cột đá là một đầu sư tử bằng đá trắng nhe nanh trợn mắt quay về phương Bắc. Vương mừng lắm, từ đó hết lòng tin vào thầy đồ Tiệp. Tuy biết đồ Tiệp bận dạy học ở trường nội trú Đồng Văn, Vương cố nèo mời mỗi tuần hai lần ra Sà Phìn dạy thêm chữ cho cả hai cha con. Từ huyện lị Đồng Văn ra Sà Phìn xa 14 cây số, Vương cấp hẳn cho đồ Tiệp con ngựa nâu to lớn để đi lại. Đồ Tiệp là người học rộng biết nhiều, rất cảm phục Vương là người cầu thị nên cũng không quản đường xa, đèo núi đến dạy học.
Thầy Bế Tiệp là người Tày gốc Bảo Lâm -Cao Bằng, qua bên Đồng Văn dạy học, trọ ở nhà họ Lương được họ tin tưởng gả con gái cho và ngôi nhà cổ (nay là cafe phố cổ)- ở Đồng Văn chính là của gia đình họ Lương này.

Đến Đồng Văn lúc 19h30. Vì chợ tình khâu vai, vì hội chợ du lịch Hà Giang ở Mèo Vạc nên Đồng Văn cũng hết phòng, chúng tôi lang thang ở Đồng Văn tận cho đến khi cả đoàn có quyết định sáng suốt là đi Lũng Cú trong đêm, em Phương thích đoạn đi đêm này nhất.
21h30 chúng tôi đến được Lũng Cú, nhận phòng nghỉ, ăn tối, nghỉ ngơi.
Ngày 2 này là một ngày đặc biệt với phong cảnh không lời nào tả được và tôi thích ngày 2. Càng đi càng thấy đẹp. Hà Giang mến yêu ơi, Hà Giang mến yêu ơi…





Không có nhận xét nào:

What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày