Hanh trinh giang sinh 2009:
Theo như kế hoạch đoàn gồm 10 người đi: Hải Hà, Thủy Tiên, Cẩm Tú, Việt Nam, Mỹ Ry, Thị Thùy, Hữu Phúc, Hoàng Việt, Thủ Khoa, Thị Yên.
Tuy nhiên khi đêm đã về khuya thì Yên nhận được hung tin rằng thì là Thủ Khoa vì bận việc nên không thể tham gia mặc dù đã lôi kéo nhưng vẫn không đi được thì cuối cùng đoàn khởi hành với con số 9 tương ứng với vùng đất “chin rồng”.
Theo như chương trình đoàn khởi hành lúc 07:00, tuy nhiên vì những lý do rất Việt Nam nên đoàn đến lúc 07:33 phút mới bắt đầu lăn bánh rời khỏi Saigon. (Tuyên dương bạn Thủy Tiên rất giống khách của InnoViet, nghĩa là đến trước giờ hẹn. Phê bình một số bạn đến trễ giờ vì ngủ quên.:).
Xe lăn bánh theo con đường đại lộ đông tây để về miền Tây. Đoàn dừng chân tại Mekong Restop(15 phút để đi vệ sinh và được Ms Hai Hà mời ăn kem hehe ngon ngon có ai thấy mùi nhang ko?).
Trên đường đi đến làng vú sữa Vĩnh Kim, sau khi nghe giới thiệu thì các InnoVietters rút ra kết luận: “Không được sờ vào hiện vật, nếu đã trót sờ rồi thì phải dùng luôn”.
Các bạn đi một vòng quanh làng vú sữa, vào một nhà trồng mận trái treo lủng lẳng đỏ tím rịm thì các bạn thích quá và đã trót sờ nên phải dùng luôn, tuy nhiên, sau khi dùng thì mới được chủ nhà cho biết là vừa phun thuốc diệt côn trùng hại trái hehe…Ngôi nhà này ngoài trồng mận ra còn nuôi rất nhiều dê, họ hàng của bạn Cẩm Tú và Việt Nam. Ms Hải Hà mua 5 ký mận cho anh em, Cẩm Tú và Việt Nam tù biệt bạn than ngậm ngùi tiến về chợ Vĩnh Kim.
Đến chợ Vĩnh Kim, vú sữa thì nhiều mà không bán lẻ đi mãi mới mua được 15000 cho 6 trái vú sữa.
11:30 am lên xe đi Vĩnh Long, trên xe ai nấy mang vú sữa ra mút, Tú nhà tat ham ăn nên mồm dính đầy nhựa, cái này có cả hình ảnh và video ghi lại nhé.
Mọi người nhất trí ăn cháo cá miền Tây mà tìm dọc đường không thấy cuối cùng đến lối rẽ Bình Minh đi Trà Ôn thì đành dừng ăn ở quán Minh Hương nhưng khi vào đến nơi thì chặt chém chúng tớ kinh quá (Cơm dĩa thì 25k, cơm phần thì 50k, món ăn gồm có cá kho và canh) Chúng tớ xì họ một cái rồi quyết tâm để bụng đói thẳng tiến đến trung tâm bảo trợ xã hội Bình Minh.
Trước khi đến với trung tâm chúng tớ lại nhìn thấy quán cháo cá, ối giời ôi, không biết tả như thế nào nữa: Quán nằm từ quốc lộ 54 rẽ vào 70m, không khí trong lành, khung cảnh nhà quay lá dừa nước lãng mạn hết sức tuy nhiên cái đó không quan trọng bằng cái lẩu cháo cá hấp dẫn với 2 con cá(lóc đồng nhé) và các loại rau xanh, bên nồi cháo bốc khói nghi ngút chacha…
Nhanh lên, các cháu đang chờ… tuy nhiên cũng phải đến lúc cả nồi không còn tí cháo, tí rau nào thì cả nhà mới đứng dậy được rồi vào thăm các cháu ở trung tâm.
Trung tâm Bình Minh tọa lạc tại Áp Phù Ly 1, Đông Bình, Bình Minh, Vĩnh Long, là một ấp thuộc diện nghèo khó nhất tỉnh. Đồng bào chủ yếu là người Khmer, tại trung tâm có 84 em học sinh (2 lớp người Việt và 02 lớp người Khmer). Chúng tôi tặng quà và bánh kẹo cho các em, đi tới mỗi lớp đều được nghe các em hát tặng: nào là cháu yêu chú bộ đội, hai bàn tay của em…Các bé ở đây khi được hỏi thích được ông già Noel tặng quà gì thì đều thấy thích tặng ô tô.
Khi được hỏi ông già Noel đến từ đâu thì các em đều nói ông già Noel đến từ Bắc Cực.
Ông già noel ở Bắc Cực với ai? Với công chúa tuyết hahahaha
Chúng tôi đến đúng vào giờ các em ăn chiều (gồm nước xương và mì sợi). Ms Cẩm Tú kết em bé phát muỗm.
Trung tâm còn cả những người già neo đơn và thanh niên tàn tật tuy nhiên chúng tôi không đủ thời gian nên tiếp tục lên đường.
Tàu đón chúng tôi đưa các ông, bà già Noel và công chúa tuyết về đến miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi phát kẹo rôi thẳng tiến đến nhà chú Bé Em, đi loanh quanh phát quà cho các em. Năm trước ông già đi bằng xe đạp thì năm nay ông đi bằng thuyền.
Chúng tôi đến nhà có em bé khóc thét năm ngoái là: Thủy và Phúc thì hai em bé năm nay vẫn còn e dè nhưng không khóc thét nữa.
Có em bé nghe nói có ông già Noel tới tặng quà nên chạy một đoạn đường xa đến xin quà:
Ông già Noel Phúc: Con tên là gì? Con tên là phúc.
Oh, tặng con bánh kẹo này.
Tặng cho nó cái xe đi công nó chạy đến đây…. Hehe
Tới nhà chú Bé em, các bạn thi nhau làm nông dân thu hoạch và thưởng thức thành quả của gia đình.
Tạm biệt chú bé em, thuyền đưa chúng tôi về nhà cô Ánh.
Bữa ăn chiều được tổ chức tại hiên nhà tư gia của chú Ba Hành, thì sao nhỉ? Các bạn thành viên tham gia có ấm ức gì thì bày tỏ nhé?
Kết thúc buổi tối bằng buổi nói chuyện về tình hình ngày hôm nay là: Phát quà thì được ít mà ăn uống thì đầy đủ. Nhiệm vụ của ngày mai là: Phải phát hết quà và chất lượng.
Thức dậy lúc 05:30 am đã thấy Ms Việt quét sân cho việc tập thể dục, mọi người đã đầy đủ tuy nhiên còn Ms Cẩm Tú và Việt Nam thì vẫn còn say giấc nồng, Ms Việt đã phải dùng đến mõ nồi mà hai thành phần đó vẫn chưa chịu dậy, khủng khiếp quá.
Sau khi tập các động tác chân tay, cổ, chạy bộ tại chỗ rồi đến Yoga thì đến màn đi bộ quanh vườn bưởi, hít thở không khí trong lành.
06:30am, Tàu chở chúng tôi qua chợ nổi phát quà cho các em, các ông bà già tìm mãi mỏi mòn mới được một em đang ăn cơm, ông bà già lên tặng quà rồi hôn em thì em khóc hét lên, lè hết cả cơm ra khổ quá, khổ quá.
Tàu tiếp tục chở chúng tôi qua các ghe khác, lúc này cả chợ nổi đã biết là có ông gia noel đến phát quà nên thi nhau chạy ra đầu ghe vẫy vẫy ông già Noel đến tặng quà. Chúng tôi đến từng ghe, tặng từng em và không quên nói lời chúc giáng sinh an lanh.
Hết màn tặng quà thì đến màn ăn sáng (bún riêu) các bạn ăn ngon lành mà ko biết có ngon không khi biết người ta rửa chén ngay dưới sông này.
Lên chợ trên cạn, bao nhiêu là trẻ em tha hồ phát, hết chợ thì ra nhà thờ, ra trường học, trường học đang thi thì đợi rồi phát.
Trên đường phát quà chúng tôi cũng gặp 01 ông già Noel khác tuy nhiên ông già này không phát quà cho các em hoành tráng như ông già nhà innoViet.
09:30 Rời chợ chúng tôi đến chỗ giữ xe để lấy xe đạp ra chùa. Các bạn Sales đều là chân ngắn cả nên việc đèo nhau cũng hết sức khó khăn đấy là chưa nói đến xe lại quá cao, Mình chịu trách nhiệm đèo Cẩm Tú (13 tuổi) mà nặng như một tạ ba hehe.
Đến chùa, nghỉ ngơi, tặng quà rồi tiếp tục hành trình về nhà cô Hạnh phát quà, ăn cơm trưa.
Trên đường lên phà: A ông già Noel đấy rồi, gớm sáng cháu nó nhận được kẹo của ông mà nó cứ nhắc mãi…..
Tặng quà, ăn trưa, uống rượu hộ rồi nghỉ ngơi rồi về thành phố:
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009
Kham benh dinh ky
Hành trình đi khám bệnh của Innoviet,
07:15 ngày 21/11/2009 giờ hẹn đã đến nhưng tại điểm hẹn 203 phạm Ngũ Lão chỉ có mặt mốc Cẩm Tú, Thị Yên và Ngoan Minh. Giờ đã đến là đi, vậy là 3 mạng lên 2 xe vi vu trong không gian buổi sáng thứ bảy đường vắng để đến đại bản doanh của An Khang phòng khám.
Tọa lạc tại …. Cách Mạng THáng Tám, Quận 1, lúc này chỉ có vài ba xe gắn máy có mặt nên chúng tôi hết sức dễ dàng đậu xe, đi vào quầy lễ tân, đưa phiếu báo khám và chờ đợi.
Sau vài phút chờ đợi thì một công ty khác với lực lượng đông đảo hơn đến làm chật kín cả phòng chờ. Nhóm tiếp theo của công ty cũng đã tới.
Lễ tân gọi tên đưa cho một số thứ:
Thẻ nhựa trên có mã số dành để truy cập vào mạng khi muốn xem kết quả
Phiếu khám với các mục cần khám,c ác phòng ban cần tới, các chữ ký của bác sỹ cần điền.
Bắt đầu hành trình khám bệnh: Tầng trệt
Đầu tiên là phòng y tế: Cân đo đong đếm với cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim, độ cận của mắt. Ở phòng này không có thắc mắc gì mấy về cân nặng, nhịp tim hay huyết áp nhưng các bạn đều có thắc mắc về cái máy ăn gian chiều cao…không đúng không đủ…âu nó cũng là cái máy Khôn nhỉ? Tiếp theo là đo mắt, cái máy đo người cận cũng như không cận 10/10 vì người cân thì đeo kính đọc chữ còn người sáng thì bịt một mắt đọc chữ. Ngoan Minh nhi?
Tiếp theo đến cái phòng chai lọ: Vừa vào đến phòng đưa cho anh bác sỹ cái phiếu khám, anh liền lấy ra 3 cái lọ (2 nhỏ+ 1 lớn) cắt dán, lên mã số nhữ bán đồ trong siêu thị ấy rồi bảo: ngồi xuống chờ đợi. Đưa tay phải đây, bác vỗ mấy cái không tìm thấy gì bác lại bảo đưa tay trái đây, bác vỗ mấy cái tức thì ven nổi nên, được lấy tay này. Em thỏ thẻ bác ơi bác nhẹ tay. Em cũng đã từng bị kim chọc vào da thịt nên biết cảm giác thế nào nhưng vì sức khỏe em đã chuẩn bị tâm lý, bác chọc đến đâu em biết đến đấy, cứ tự nhủ sắp đau rồi đây nhưng mãi vẫn chưa thấy gì cả, rồi bác lấy bong quẹt quẹt mát cả da nhưng em biết là sắp đau rồi đây, em đã sẵn sang chịu đau, chờ mãi vẫn chưa thấy gì, nhìn lại thì đã gần đầy xi lanh máu eo ơi, chả đau tẹo nào em kết bác sỹ này nhưng em quên tên rồi. Bác lấy máu xong thì chia ra 2 lọ nhỏ còn lọ to thì bác bảo: siêu âm xong lây nước tiểu.
Lầu 2: Sau cái màn lây máu thì ai cũng hí hửng, tung tăng lên lầu với cái lọ lớn, Cẩm Tú nhà ta sau một hồi tung tăng với phòng điện tim thì bị lạc mất cái lọ. Ở phòng điên tim: Đóng và chốt cửa vào – dạ. Nằm lên kia – dạ. Kéo quần lên ngang đầu gối – dạ. Kéo áo lên ngang ngực – dạ. Thế rồi bác sỹ làm gì, không biết, chỉ cảm giác thế này thôi: Bác bôi bôi ở hai chân, ở tay và ở ngực. Bác lấy kẹp kẹp chân, kẹp tay, kẹp cả vào ngực, buồn cười quá nhưng không giám cười. Một lúc thì bác sỹ bảo xong – dạ. thế là ra đến giờ vẫn không nhớ phòng này là phòng gì.
Đợi bác sỹ khám tổng quát mãi không thấy nên chúng tôi lên phòng khám RHM và TMH: Cái phòng này thì cũng bình thường thôi cũng nằm xuống nhưng không phải cởi cái gì rồi bác sỹ cũng phán, cũng rờ. Hải Hà chỉ có nhân xét là: Nhìn lõ mũi của mình thấy gớm toàn lông với lá.
Hết cái lầu 3 thì chúng tôi xuống lại lầu 2 phòng khám tổng quát và siêu âm. Để siêu âm được thì các bạn phải thật mót đi tiểu mới siêu âm được và thế là chúng tôi 3 người đến trước ngồi kìn kìn đổ nước vào bụng. Vừa uống nước vừa chờ đợi. Trở lại với chuyện Cẩm Tú quên lọ nước tiểu phải xuống xin lại lọ khác hí hửng lên lầu 2 để vào nhà vệ sinh – khoan khoái bước ra – xong. Đây là câu đối thoại: Ngoan Minh: Em siêu âm rồi a? Cẩm Tú: Chưa, siêu âm ở đâu? Ngoan Minh: Thế sao đã lấy nước tiểu? lấy sau khi siêu âm mà. Cẩm Tú: trời…ai biết thế là Tú ta lại vào nhà vệ sinh đổ xét nghiệm phẩm đi và ngồi uống nước tiếp cho đến khi mót tiểu hehehe…Yên và Minh vẫn tiếp tục ngồi đó đổ nước vào bụng: Sao mọi ngày chỉ cần 1 chai nước là mót mà sao uống từ sáng tới giờ hoa cả mắt, ù cả tai, nước tràn cả ra mắt mà sao vẫn không thấy mót gì nhỉ chết thật, chết thật.
Tại phòng chờ siêu âm: Rất nhiều người ngồi chờ nhưng ít người được khám vì không mót: Anh tiếp tân hỏi: 28,29 mót chưa? Mặt đơ ra chưa kịp phản ứng gì thì: Chắc là chưa rồi, ngồi đấy ….Ai mót rồi? dơ tay….Anh ơi cho em hỏi – nước ở đâu? Cả đám ngồi chờ chỉ tay về cùng một hướng: kia kìa… ai cũng biết thùng nước nằm ở đâu hihi….
Trong phòng siêu âm: Cái phòng này được nói nhiều vì được coi là phòng khám thú vị nhất: Đây là các mẩu chuyện trong phòng với bác sỹ:
Nhân vật 1:
Nằm lên đây – dạ
Cởi cúc quần ra – ơ dạ
Kéo áo lên ngang ngực – dạ
Bác sỹ quẹt quẹt – eo ơi
Phình bụng lên – dạ
Thở đều – dạ
Uống nước dữ ha? – dạ mót thì không mót chỉ muốn ói ra nước thôi a.
Nhân vật 2: (đầu óc không chánh niệm) – Trong khi bác sỹ hết sức chánh niệm.
Nằm xuống đặt mông vào cái tã kia: chết cha
Cởi cúc quần ra: Chết mẹ
Vén áo ngực lên: Ấy chết
Quẹt quẹt lần đầu đến khám hả? Dạ, đây là lần đầu của em.
Không sao: lần đầu rồi sẽ có lần sau và những lần sau nữa.
Đã mót tiểu chưa? Dạ, mót lắm rồi,
Bác sỹ đang hành động thì nhân vật này suy nghĩ miên man: Bác vẫn đang tìm, bác chưa tìm ra, bác đã tìm thấy, bác đánh dấu, rồi bác lại đi tìm cái khác, lại đánh dấu, cuối cùng bác biết hết này là cật, này là phổi, này là lá lách này là gan, này là mật này là buồng trứng, này là tử cung, bác biết hết của nhân vật này rồi. Nhanh lên bác sỹ ơi, em mót lắm rồi.
Xong rồi: Bác cho một tập giấy thấm – lau đi
Tốt, không sao cả: Dạ, cảm ơn bác sỹ, lần đầu không bị sao cả, chỉ bực cái thuốc bác quét lên bụng thôi, lau mãi vẫn chưa hết, dây ra cả quần áo,
Ra đến ngoài khoan khoái, mặt tươi như hoa: Xong rồi, hay lắm, không bị sao cả, may quá.
Nhân vật thứ 3:
Nằm lên đây – dạ
Cởi cúc quần ra – ơ dạ
Kéo áo lên ngang ngực – dạ
Bác sỹ quẹt quẹt – eo ơi
Phình bụng lên – dạ
Thở đều – dạ
Chết cha: Túi mật đâu sao không thấy? – Ối
À, bác rờ thấy, bác đánh dấu,
Kết thúc tại phòng siêu âm, chúng tôi lên lầu lấy xét nghiệm phẩm – xong chưa, xong rồi, đang đợi nốt phòng khám nội tổng quát nữa là xong.
Mang xét nghiệm phẩm xuống tầng trệt để gửi lại, nhưng phải có ngươi ngồi canh tới số khám thế là Ngoan Minh ngồi đợi, Yên đi gửi xét nghiệm phẩm: Lọ này là của Minh, Lọ này là của Yên, tay trái của Minh, tay phải của Yên, trái Minh, phải Yên…..xuống đến nơi anh bác sỹ bảo: Thả tất vào cái giỏ kia – giỏ nào? Yên hỏi. Đấy thì ra tất cả đều đã được đánh mã số và chỉ việc bỏ vào đó thôi mất công Yên từ lầu 1 xuống đếm (lua qua)
Kinh nghiêm cho những người đi sau. Lọ của ai người ấy cầm tránh cầm hộ, cầm nhầm và đặc biệt là đi nhầm lọ.
Sau khi kết thúc khám mới thấy Bảo Trâm lọ mọ ở phòng Y tế.
Kết thúc buổi khám bệnh, chúng tôi gửi lại phiếu khám trong đó có tất cả các chữ ký của các bác sỹ đã khám, duy chỉ có Ngọc Lệ là cầm về và mới biết không chỉ có chữ bác sỹ xấu mà chữ lễ tân cũng xấu vì: từ chữ XNT: cty tinh mà Ngọc Lệ nhà ta dịch thành: HIV: dương tinh hehe…
Kết thúc khám bệnh là (10:00) bữa ăn sáng muộn tại nhà hàng Sen – Nguyễn Thái Học.
Haha, một buổi sáng thú vị.
07:15 ngày 21/11/2009 giờ hẹn đã đến nhưng tại điểm hẹn 203 phạm Ngũ Lão chỉ có mặt mốc Cẩm Tú, Thị Yên và Ngoan Minh. Giờ đã đến là đi, vậy là 3 mạng lên 2 xe vi vu trong không gian buổi sáng thứ bảy đường vắng để đến đại bản doanh của An Khang phòng khám.
Tọa lạc tại …. Cách Mạng THáng Tám, Quận 1, lúc này chỉ có vài ba xe gắn máy có mặt nên chúng tôi hết sức dễ dàng đậu xe, đi vào quầy lễ tân, đưa phiếu báo khám và chờ đợi.
Sau vài phút chờ đợi thì một công ty khác với lực lượng đông đảo hơn đến làm chật kín cả phòng chờ. Nhóm tiếp theo của công ty cũng đã tới.
Lễ tân gọi tên đưa cho một số thứ:
Thẻ nhựa trên có mã số dành để truy cập vào mạng khi muốn xem kết quả
Phiếu khám với các mục cần khám,c ác phòng ban cần tới, các chữ ký của bác sỹ cần điền.
Bắt đầu hành trình khám bệnh: Tầng trệt
Đầu tiên là phòng y tế: Cân đo đong đếm với cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhịp tim, độ cận của mắt. Ở phòng này không có thắc mắc gì mấy về cân nặng, nhịp tim hay huyết áp nhưng các bạn đều có thắc mắc về cái máy ăn gian chiều cao…không đúng không đủ…âu nó cũng là cái máy Khôn nhỉ? Tiếp theo là đo mắt, cái máy đo người cận cũng như không cận 10/10 vì người cân thì đeo kính đọc chữ còn người sáng thì bịt một mắt đọc chữ. Ngoan Minh nhi?
Tiếp theo đến cái phòng chai lọ: Vừa vào đến phòng đưa cho anh bác sỹ cái phiếu khám, anh liền lấy ra 3 cái lọ (2 nhỏ+ 1 lớn) cắt dán, lên mã số nhữ bán đồ trong siêu thị ấy rồi bảo: ngồi xuống chờ đợi. Đưa tay phải đây, bác vỗ mấy cái không tìm thấy gì bác lại bảo đưa tay trái đây, bác vỗ mấy cái tức thì ven nổi nên, được lấy tay này. Em thỏ thẻ bác ơi bác nhẹ tay. Em cũng đã từng bị kim chọc vào da thịt nên biết cảm giác thế nào nhưng vì sức khỏe em đã chuẩn bị tâm lý, bác chọc đến đâu em biết đến đấy, cứ tự nhủ sắp đau rồi đây nhưng mãi vẫn chưa thấy gì cả, rồi bác lấy bong quẹt quẹt mát cả da nhưng em biết là sắp đau rồi đây, em đã sẵn sang chịu đau, chờ mãi vẫn chưa thấy gì, nhìn lại thì đã gần đầy xi lanh máu eo ơi, chả đau tẹo nào em kết bác sỹ này nhưng em quên tên rồi. Bác lấy máu xong thì chia ra 2 lọ nhỏ còn lọ to thì bác bảo: siêu âm xong lây nước tiểu.
Lầu 2: Sau cái màn lây máu thì ai cũng hí hửng, tung tăng lên lầu với cái lọ lớn, Cẩm Tú nhà ta sau một hồi tung tăng với phòng điện tim thì bị lạc mất cái lọ. Ở phòng điên tim: Đóng và chốt cửa vào – dạ. Nằm lên kia – dạ. Kéo quần lên ngang đầu gối – dạ. Kéo áo lên ngang ngực – dạ. Thế rồi bác sỹ làm gì, không biết, chỉ cảm giác thế này thôi: Bác bôi bôi ở hai chân, ở tay và ở ngực. Bác lấy kẹp kẹp chân, kẹp tay, kẹp cả vào ngực, buồn cười quá nhưng không giám cười. Một lúc thì bác sỹ bảo xong – dạ. thế là ra đến giờ vẫn không nhớ phòng này là phòng gì.
Đợi bác sỹ khám tổng quát mãi không thấy nên chúng tôi lên phòng khám RHM và TMH: Cái phòng này thì cũng bình thường thôi cũng nằm xuống nhưng không phải cởi cái gì rồi bác sỹ cũng phán, cũng rờ. Hải Hà chỉ có nhân xét là: Nhìn lõ mũi của mình thấy gớm toàn lông với lá.
Hết cái lầu 3 thì chúng tôi xuống lại lầu 2 phòng khám tổng quát và siêu âm. Để siêu âm được thì các bạn phải thật mót đi tiểu mới siêu âm được và thế là chúng tôi 3 người đến trước ngồi kìn kìn đổ nước vào bụng. Vừa uống nước vừa chờ đợi. Trở lại với chuyện Cẩm Tú quên lọ nước tiểu phải xuống xin lại lọ khác hí hửng lên lầu 2 để vào nhà vệ sinh – khoan khoái bước ra – xong. Đây là câu đối thoại: Ngoan Minh: Em siêu âm rồi a? Cẩm Tú: Chưa, siêu âm ở đâu? Ngoan Minh: Thế sao đã lấy nước tiểu? lấy sau khi siêu âm mà. Cẩm Tú: trời…ai biết thế là Tú ta lại vào nhà vệ sinh đổ xét nghiệm phẩm đi và ngồi uống nước tiếp cho đến khi mót tiểu hehehe…Yên và Minh vẫn tiếp tục ngồi đó đổ nước vào bụng: Sao mọi ngày chỉ cần 1 chai nước là mót mà sao uống từ sáng tới giờ hoa cả mắt, ù cả tai, nước tràn cả ra mắt mà sao vẫn không thấy mót gì nhỉ chết thật, chết thật.
Tại phòng chờ siêu âm: Rất nhiều người ngồi chờ nhưng ít người được khám vì không mót: Anh tiếp tân hỏi: 28,29 mót chưa? Mặt đơ ra chưa kịp phản ứng gì thì: Chắc là chưa rồi, ngồi đấy ….Ai mót rồi? dơ tay….Anh ơi cho em hỏi – nước ở đâu? Cả đám ngồi chờ chỉ tay về cùng một hướng: kia kìa… ai cũng biết thùng nước nằm ở đâu hihi….
Trong phòng siêu âm: Cái phòng này được nói nhiều vì được coi là phòng khám thú vị nhất: Đây là các mẩu chuyện trong phòng với bác sỹ:
Nhân vật 1:
Nằm lên đây – dạ
Cởi cúc quần ra – ơ dạ
Kéo áo lên ngang ngực – dạ
Bác sỹ quẹt quẹt – eo ơi
Phình bụng lên – dạ
Thở đều – dạ
Uống nước dữ ha? – dạ mót thì không mót chỉ muốn ói ra nước thôi a.
Nhân vật 2: (đầu óc không chánh niệm) – Trong khi bác sỹ hết sức chánh niệm.
Nằm xuống đặt mông vào cái tã kia: chết cha
Cởi cúc quần ra: Chết mẹ
Vén áo ngực lên: Ấy chết
Quẹt quẹt lần đầu đến khám hả? Dạ, đây là lần đầu của em.
Không sao: lần đầu rồi sẽ có lần sau và những lần sau nữa.
Đã mót tiểu chưa? Dạ, mót lắm rồi,
Bác sỹ đang hành động thì nhân vật này suy nghĩ miên man: Bác vẫn đang tìm, bác chưa tìm ra, bác đã tìm thấy, bác đánh dấu, rồi bác lại đi tìm cái khác, lại đánh dấu, cuối cùng bác biết hết này là cật, này là phổi, này là lá lách này là gan, này là mật này là buồng trứng, này là tử cung, bác biết hết của nhân vật này rồi. Nhanh lên bác sỹ ơi, em mót lắm rồi.
Xong rồi: Bác cho một tập giấy thấm – lau đi
Tốt, không sao cả: Dạ, cảm ơn bác sỹ, lần đầu không bị sao cả, chỉ bực cái thuốc bác quét lên bụng thôi, lau mãi vẫn chưa hết, dây ra cả quần áo,
Ra đến ngoài khoan khoái, mặt tươi như hoa: Xong rồi, hay lắm, không bị sao cả, may quá.
Nhân vật thứ 3:
Nằm lên đây – dạ
Cởi cúc quần ra – ơ dạ
Kéo áo lên ngang ngực – dạ
Bác sỹ quẹt quẹt – eo ơi
Phình bụng lên – dạ
Thở đều – dạ
Chết cha: Túi mật đâu sao không thấy? – Ối
À, bác rờ thấy, bác đánh dấu,
Kết thúc tại phòng siêu âm, chúng tôi lên lầu lấy xét nghiệm phẩm – xong chưa, xong rồi, đang đợi nốt phòng khám nội tổng quát nữa là xong.
Mang xét nghiệm phẩm xuống tầng trệt để gửi lại, nhưng phải có ngươi ngồi canh tới số khám thế là Ngoan Minh ngồi đợi, Yên đi gửi xét nghiệm phẩm: Lọ này là của Minh, Lọ này là của Yên, tay trái của Minh, tay phải của Yên, trái Minh, phải Yên…..xuống đến nơi anh bác sỹ bảo: Thả tất vào cái giỏ kia – giỏ nào? Yên hỏi. Đấy thì ra tất cả đều đã được đánh mã số và chỉ việc bỏ vào đó thôi mất công Yên từ lầu 1 xuống đếm (lua qua)
Kinh nghiêm cho những người đi sau. Lọ của ai người ấy cầm tránh cầm hộ, cầm nhầm và đặc biệt là đi nhầm lọ.
Sau khi kết thúc khám mới thấy Bảo Trâm lọ mọ ở phòng Y tế.
Kết thúc buổi khám bệnh, chúng tôi gửi lại phiếu khám trong đó có tất cả các chữ ký của các bác sỹ đã khám, duy chỉ có Ngọc Lệ là cầm về và mới biết không chỉ có chữ bác sỹ xấu mà chữ lễ tân cũng xấu vì: từ chữ XNT: cty tinh mà Ngọc Lệ nhà ta dịch thành: HIV: dương tinh hehe…
Kết thúc khám bệnh là (10:00) bữa ăn sáng muộn tại nhà hàng Sen – Nguyễn Thái Học.
Haha, một buổi sáng thú vị.
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2009
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009
Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 5 Quảng Ngãi
Ngày 5: Quảng Ngãi - Đà Nẵng
Hành trình đi Quảng Ngãi của đoàn chúng tôi hết sức là hồi hộp. Chẳng là trong khi ở Quảng Trị thì tình hình dự báo thời tiết không được khả quan ở bên kia đèo Hải Vân. Tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 11 là Quảng Ngãi – Bình Định - Phú Yên - …
Ngồi trên tàu đi Quảng Ngãi mà lòng hồi hộp: Ban tổ chức bảo nhau nếu có bất kỳ thay đổi về thời tiết, lịch trình tàu lửa thì sẽ cập nhật và tìm phương án giải quyết vì nhiệm vụ hôm nay của đoàn là đi thăm Mỹ Lai và sân bay Chu Lai rồi về lại Đà Nẵng.
Trải qua một đêm không mấy dễ chịu trên tàu nhưng bù lại Quảng Ngãi đón chúng tôi trong ánh bình minh dịu nhẹ, gió thổi mạnh nhưng thời tiết nhìn rất khả quan.
Chúng tôi tới nhà hang ăn uống và thoải mái vì thoát được ám ảnh về thời tiết. Sau bữa ăn sang, xe chúng tôi chạy về hướng Mỹ Lai, tuy nhiên khi vừa đi chưa được nửa đoạn đường thì xe phải dừng lại vì nước lũ dâng lên quá cao và vẫn còn khả năng lên cao nữa.
Phương án được đề ra lúc đó là: Tất cả lên xe cứu hộ để vào Mỹ Lai tuy nhiên sau khi yên vị trên thùng xe và chờ đợi mãi vẫn chưa lăn bánh được. Thì ra vướng mắc với công an giao thông địa phương: Họ không đồng ý cho xe cứu hộ đi vì không có giấy phép chở khách và đặc biệt đây lại là khách nước ngoài – không được là không được. Lái xe của đoàn thì không dám đi vì sợ chết máy dọc đường thế là các bạn lại phải chia tay chiếc xe cứu hộ mà tiếc nuối vì cảm giác của chuyến đi có chút phiêu lưu, thú vị.
Phải nói: Mỹ Lai là điểm mà đoàn hết sức mong muốn được tới nên đã cố gắng bằng mọi giá từ Quảng Trị tới đây rồi mà vẫn không vào được thì đoàn rất chi là ấm ức,ngậm ngùi đành quay lại nhà hàng chứ biết sao.
May mắn thay là được sự đồng ý của giám đốc khu di tích Mỹ Lai nên chúng tôi có một hướng dẫn viên điểm tới kể về câu chuyện đau thương của người dân Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Nó thật sự rùng mình, thật quá khủng khiếp. Chúng tôi xem lại đoạn phim mà Thắng – một hướng dẫn viên khác của InnoViet dày công chuẩn bị làm cho buổi sang qua đi một cách có ý nghĩa.
Sau khi kết thúc bộ phim tư liệu: rất nhiều cánh tay dơ lên để được hỏi, được giải đáp. Cái háo hức, mong muốn được đến Mỹ Lai được chạm tay vào vùng đất đau thương, được chia sẻ làm chúng tôi không khỏi phân vân, liệu có cách nào để có thể tới đó nữa. Rất nhiều bạn học sinh nói với chúng tôi và kể cả tôi cũng tự nói với mình thật tiếc nếu hôm nay chúng tôi không tới được Mỹ Lai nhưng chắc chắn trong cuộc đời chúng tôi sẽ quay lại và tới Mỹ Lai.
Kết thúc buổi sáng bằng bữa trưa tại nhà hàng. Thắng lên xe máy đi thị sát xem nước có rút được phần nào. Thắng vui khôn tả siết khi thông báo cho chúng tôi rằng nước đã rút nhiều và cảnh sát giao thông đã đồng ý cho đi.
13:30 chúng tôi lên xe trong chiều bảng lảng đền với Mỹ Lai, lòng đầy tâm trạng nhớ lại những hình chụp đẫm máu, ghê rợn, tàn ác, những khôn mặt thất thần, kinh hãi của người dân vô tội. Nhìn những khuôn mặt của những kẻ gây ra tội ác cũng sáng lạn, cũng đâu có gì là ác nhân mà sao có thể gây ra một cuộc thảm sát ghê rợn như vậy. Lỗi là ở đâu? Chỉ biết là người dân vô tội ở đây không dưng phải chịu thảm thương như vậy.
Chúng tôi đi qua các ngôi mộ tập thể, những nền nhà trơ trụi, những gì còn lại sau cuộc thảm sát là 7 người sống sót, cây dừa
và 24 gia đình bị tuyệt tự, chúng tôi đến cái mương nơi có 107 người chết.
Tại cái nơi chúng tôi đứng đây, ngày trước là 107 gương mặt kêu cứu, 107 gương mặt sợ hãi và không hiểu vì sao mình bị chết một cách thảm thương như vậy. Còn những người may mắn sống sót một cách đặc biệt thì cố gắng tự mình mưu sinh, vươn lên.
Chúng tôi gặp hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát đó: một người lớn tuổi nhất lúc đó nay đã 84 tuổi, và người nhỏ nhất nay cũng đã ngoài 40.
Bà kể về buổi sáng kinh hoàng đó, về lý do sống sót của mình ở cái mương oan nghiệt đó. Bà mãi mãi bây giờ và cho đến tận mai sau bà cũng không thể nào tha thứ được, bà căm thù, bà hận Mỹ lắm.
Còn nhân chứng sống lúc đó mới 11 tuổi sau khi tất cả họ hàng, cha mẹ bị thảm sát do được che chắn bởi xác những người thân mới thoát chết nhưng sau đó phải sống một cuộc sống mồ côi, tự tìm công việc chăn bò để kiếm sống nên người.
Theo như tình hình chiến sự lúc bấy giờ thì chiến dịch tết mậu thân năm 1968 là khoảng thời gian mà chiến trường ở khắp các tỉnh, thành phố, Khe Sanh – Sân bay Tà Cơn đang đi vào thời điểm ác liệt nhất. thì làm gì có ai quan tâm được đến cái xóm làng nhỏ bé chịu cái thảm sát thảm thương đến vậy nên nó đã bị ém đi và chỉ đến tận tháng 6 cùng năm mới bị phanh phui.
Tạm biệt Mỹ Lai, tạm biệt vùng đất đau thương trong màn đêm đang dần ập xuống, xe chúng tôi lướt qua vùng đất, lướt qua bà cụ chứng nhân 84 tuổi đang chậm rãi về nhà, vẫy tay tạm biệt bà, xe xa dần và bà chỉ còn là chấm nhỏ dưới ánh trời chiều ảm đạm. Mỹ Lai dạy cho chúng tôi rằng hãy nhìn và nhớ lấy đừng để những thảm họa như thế sảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ người dân vô tội nào, bất kỳ quốc gia nào.
Rời Mỹ Lai, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng.
Kết thúc ngày 5.
Ngày 6: Đà Nẵng - Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
Hành trình đi Quảng Ngãi của đoàn chúng tôi hết sức là hồi hộp. Chẳng là trong khi ở Quảng Trị thì tình hình dự báo thời tiết không được khả quan ở bên kia đèo Hải Vân. Tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 11 là Quảng Ngãi – Bình Định - Phú Yên - …
Ngồi trên tàu đi Quảng Ngãi mà lòng hồi hộp: Ban tổ chức bảo nhau nếu có bất kỳ thay đổi về thời tiết, lịch trình tàu lửa thì sẽ cập nhật và tìm phương án giải quyết vì nhiệm vụ hôm nay của đoàn là đi thăm Mỹ Lai và sân bay Chu Lai rồi về lại Đà Nẵng.
Trải qua một đêm không mấy dễ chịu trên tàu nhưng bù lại Quảng Ngãi đón chúng tôi trong ánh bình minh dịu nhẹ, gió thổi mạnh nhưng thời tiết nhìn rất khả quan.
Chúng tôi tới nhà hang ăn uống và thoải mái vì thoát được ám ảnh về thời tiết. Sau bữa ăn sang, xe chúng tôi chạy về hướng Mỹ Lai, tuy nhiên khi vừa đi chưa được nửa đoạn đường thì xe phải dừng lại vì nước lũ dâng lên quá cao và vẫn còn khả năng lên cao nữa.
Phương án được đề ra lúc đó là: Tất cả lên xe cứu hộ để vào Mỹ Lai tuy nhiên sau khi yên vị trên thùng xe và chờ đợi mãi vẫn chưa lăn bánh được. Thì ra vướng mắc với công an giao thông địa phương: Họ không đồng ý cho xe cứu hộ đi vì không có giấy phép chở khách và đặc biệt đây lại là khách nước ngoài – không được là không được. Lái xe của đoàn thì không dám đi vì sợ chết máy dọc đường thế là các bạn lại phải chia tay chiếc xe cứu hộ mà tiếc nuối vì cảm giác của chuyến đi có chút phiêu lưu, thú vị.
Phải nói: Mỹ Lai là điểm mà đoàn hết sức mong muốn được tới nên đã cố gắng bằng mọi giá từ Quảng Trị tới đây rồi mà vẫn không vào được thì đoàn rất chi là ấm ức,ngậm ngùi đành quay lại nhà hàng chứ biết sao.
May mắn thay là được sự đồng ý của giám đốc khu di tích Mỹ Lai nên chúng tôi có một hướng dẫn viên điểm tới kể về câu chuyện đau thương của người dân Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Nó thật sự rùng mình, thật quá khủng khiếp. Chúng tôi xem lại đoạn phim mà Thắng – một hướng dẫn viên khác của InnoViet dày công chuẩn bị làm cho buổi sang qua đi một cách có ý nghĩa.
Sau khi kết thúc bộ phim tư liệu: rất nhiều cánh tay dơ lên để được hỏi, được giải đáp. Cái háo hức, mong muốn được đến Mỹ Lai được chạm tay vào vùng đất đau thương, được chia sẻ làm chúng tôi không khỏi phân vân, liệu có cách nào để có thể tới đó nữa. Rất nhiều bạn học sinh nói với chúng tôi và kể cả tôi cũng tự nói với mình thật tiếc nếu hôm nay chúng tôi không tới được Mỹ Lai nhưng chắc chắn trong cuộc đời chúng tôi sẽ quay lại và tới Mỹ Lai.
Kết thúc buổi sáng bằng bữa trưa tại nhà hàng. Thắng lên xe máy đi thị sát xem nước có rút được phần nào. Thắng vui khôn tả siết khi thông báo cho chúng tôi rằng nước đã rút nhiều và cảnh sát giao thông đã đồng ý cho đi.
13:30 chúng tôi lên xe trong chiều bảng lảng đền với Mỹ Lai, lòng đầy tâm trạng nhớ lại những hình chụp đẫm máu, ghê rợn, tàn ác, những khôn mặt thất thần, kinh hãi của người dân vô tội. Nhìn những khuôn mặt của những kẻ gây ra tội ác cũng sáng lạn, cũng đâu có gì là ác nhân mà sao có thể gây ra một cuộc thảm sát ghê rợn như vậy. Lỗi là ở đâu? Chỉ biết là người dân vô tội ở đây không dưng phải chịu thảm thương như vậy.
Chúng tôi đi qua các ngôi mộ tập thể, những nền nhà trơ trụi, những gì còn lại sau cuộc thảm sát là 7 người sống sót, cây dừa
và 24 gia đình bị tuyệt tự, chúng tôi đến cái mương nơi có 107 người chết.
Tại cái nơi chúng tôi đứng đây, ngày trước là 107 gương mặt kêu cứu, 107 gương mặt sợ hãi và không hiểu vì sao mình bị chết một cách thảm thương như vậy. Còn những người may mắn sống sót một cách đặc biệt thì cố gắng tự mình mưu sinh, vươn lên.
Chúng tôi gặp hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát đó: một người lớn tuổi nhất lúc đó nay đã 84 tuổi, và người nhỏ nhất nay cũng đã ngoài 40.
Bà kể về buổi sáng kinh hoàng đó, về lý do sống sót của mình ở cái mương oan nghiệt đó. Bà mãi mãi bây giờ và cho đến tận mai sau bà cũng không thể nào tha thứ được, bà căm thù, bà hận Mỹ lắm.
Còn nhân chứng sống lúc đó mới 11 tuổi sau khi tất cả họ hàng, cha mẹ bị thảm sát do được che chắn bởi xác những người thân mới thoát chết nhưng sau đó phải sống một cuộc sống mồ côi, tự tìm công việc chăn bò để kiếm sống nên người.
Theo như tình hình chiến sự lúc bấy giờ thì chiến dịch tết mậu thân năm 1968 là khoảng thời gian mà chiến trường ở khắp các tỉnh, thành phố, Khe Sanh – Sân bay Tà Cơn đang đi vào thời điểm ác liệt nhất. thì làm gì có ai quan tâm được đến cái xóm làng nhỏ bé chịu cái thảm sát thảm thương đến vậy nên nó đã bị ém đi và chỉ đến tận tháng 6 cùng năm mới bị phanh phui.
Tạm biệt Mỹ Lai, tạm biệt vùng đất đau thương trong màn đêm đang dần ập xuống, xe chúng tôi lướt qua vùng đất, lướt qua bà cụ chứng nhân 84 tuổi đang chậm rãi về nhà, vẫy tay tạm biệt bà, xe xa dần và bà chỉ còn là chấm nhỏ dưới ánh trời chiều ảm đạm. Mỹ Lai dạy cho chúng tôi rằng hãy nhìn và nhớ lấy đừng để những thảm họa như thế sảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ người dân vô tội nào, bất kỳ quốc gia nào.
Rời Mỹ Lai, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng.
Kết thúc ngày 5.
Ngày 6: Đà Nẵng - Củ Chi - TP Hồ Chí Minh
Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2009
Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 3 Quảng Trị
Ngày 3: Huế - Đông Hà (Quảng Trị).
Đông Hà nằm trên độ cao 500m so với mực nước biển nên vào trận bão Ketsana tháng 9 vừa qua không bị ảnh hưởng nặng nề như ở Quảng Trị và các vùng lân cận thấp hơn. Quảng Trị khi hiệp định Geneva được ký kết đã chia đât nước làm hai và vĩ tuyến 17 – Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chia cắt đôi bờ . 5km chiều rộng mỗi bên bờ sông được coi là vùng phi quân sự (DMZ). Tuy nhiên hành trình đó là hành trình của ngày hôm sau. Hôm nay chúng tôi trở về với 41 năm về trước để đến với vùng đất Hương Hóa – Khe Sanh. Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là: Rock pile – một tảng núi cao chơ vơ bên đường nhưng vào thời điểm chiến tranh đó là một căn cứ của Mỹ - nơi mà tất cả chi viện bằng đường không kể cả nước để tắm, quần áo bẩn thì được thu gom và về đâu đó giặt. Lính Mỹ gọi điểm này là American eye. Nơi đó cứ 2 phút 1 lần bắn pháo sang phía Bắc nơi có dãy núi là điểm bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh – Khe Hồ.
Một ông cựu chiến binh Mỹ nói: vào lúc cao điểm của cuộc vây hãm, ông đã không tắm trong vòng 4 tháng trời.
Điểm dừng chân tiếp theo là sông Thạch Hãn – Cầu Đa k rong.
Nói về con sông Thạch Hãn thì được bắt nguồn từ dãy núi Tây Trường Sơn, về tới đất Quảng Trị nó là con sông lớn nhất ở Quảng Trị. Được chia ra thành sông Thạch Hãn và sông Hiếu - chảy qua khu vực này, rồi qua thị xã Quảng Trị đổ ra biển ở Cửa Việt. Chúng tôi có cơ hội đến với hạ nguồn con sông nơi có khúc bi ca hung tráng “mùa hè đỏ lửa” – 1972 vào cuối ngày.
Cây cầu ngày nay chúng tôi đi qua nó không phải là cầu nguyên bản mà mới được xây lại. Vào những năm 60s thì câu cầu này cũng chưa được xây dựng và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khúc sông này thì đi bằng đò và con rãnh bên cạnh bờ chình là đường mòn nguyên bản tuy nhiên ngày nay nó đã bị xoáy mòn bởi nước, bởi đất.
Nhìn phần còn sót lại đó tôi mới hình dung ra được những hình ảnh “xe ta bon bon trên dặm đường” - trong những thước phim về chiến tranh khốc liệt.
Rời Dakrong – sông Thạch Hãn chúng tôi tiếp tục đến với đất Hương Hóa – Khe Sanh – là vùng đất phía Nam của khu DMZ(vùng phi quân sự), Khe Sanh nằm trên một cao nguyên đất đỏ Bazan, là huyện lỵ của huyện Hương Hóa, nơi có quốc lộ 9 chạy qua và cách biên giới Việt –Lào (cửa khẩu Lao Bảo)khoảng 20km về phía Đông. Khi chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh, giới quân sự Mỹ phát hiện ra vị trí quan trọng của Khe Sanh vì nó nằm án ngữ trên đường 9 – con đường chiến lược ở cực bắc miền Nam Việt Nam, con đường dẫn sang Lào tới đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1964, sau khi sang làm tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland liền đi thị sát Khe Sanh. Vị tướng này đánh giá: Khe Sanh là “cái mỏ neo” ở phía Tây hệ thống phòng thủ Nam khu DMZ, là bàn đạp cho cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh của quân và dân ta, đồng thời ông cho đây cũng là vị trí lý tưởng để ngăn cản quân Bắc Việt đưa quân từ vùng đồng núi xuống đồng bằng ven biển và từ Lào sang theo đường số 9.
Vào nửa cuối những năm 60s của thế kỷ XX thời gian Mỹ quyết định tham chiến trực tiếp ở Việt Nam thì Khe Sanh là trận đánh lớn, mang tính chiến lược của Quân Bắc Việt. Ở đó 1/7 quân số lính Mỹ tham chiếm ở Việt Nam có mặt. Đó là nới mà Mỹ quyết giữ cho bằng được và Bắc Việt quyết lấy cho bằng được.
Một năm trời ròng rã chiến thuật và chiến lược, bắn, giết và chết cuối cùng thì cả thế giới biết đến Bắc Việt chống Mỹ.
Rời sân bay Tà Cơn chúng tôi dừng lại ở một hiệu đồng nát ven đường – nó giống như một bảo tàng phế liệu của chiến tranh, những mảnh bom, mảnh pháo được thu gom từ những cánh đồng trên đất Hương Hóa để bán sắt vụn.
Hành trình tiếp theo là cứ điểm Làng Vây – đó là chiến thắng vang dội của quân Bắc Việt vào tháng 7 năm 1968. Đây là một trong 3 đỉnh của tam giác bảo vệ vững chắc bất khả xâm phạm của Mỹ hai đỉnh khác là sân bay Tà Cơn và Khe Sanh.
Tạm biệt những năm mậu thân 1968 chúng tôi về ăn cơm trưa lúc 14:30 tại Đông Hà,
Chiều tiếp tục hành trình đi thành cổ Quảng Trị, một hành trình cảm giác khéo dài và nặng nề. Nơi đây mùa hè đỏ lửa 1972 đã diễn ra trận chiến khốc liệt giữa quân đội Bắc Việt và Việt Nam cộng hòa dưới sự hỗ trợ đắc lực của hỏa lực Hoa Kỳ, là trận chiến khốc liệt tiêu hao sức người sức của của cả hai bên đặc bệt là thiệt hại về tính mạng của bên Bắc Việt, sau 81 ngày đêm, chịu hàng chục tấn bom đạn thiệt hại về người lên đến 10.000 bộ đội chết –
Ngày đó, hàng vạn người lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
Ms Hải Hà mắt ngấn lệ vì thương tiếc những thanh niên tuổi còn quá trẻ, có người mới 14 tuổi hầu hết là thanh niên học sinh, sinh viên ở Hà Nội nghe theo tiếng gọi lý tưởng của dân tộc mà anh dũng hi sinh, đoàn đi trên những con đường đê mà đầy bùn đất do cơn bão Ketsana gây ra. Đứng trước dòng sông Thạch Hãn ngậm ngùi, buồn thương chiến tranh khốc liệt.
Tạm biệt thành cổ, chúng tôi trở về khách sạn tại Đông Hà, ăn tối kết thúc hành trình ngày 3.
Ngày 4: Đông Hà – Cồn Tiên fire base – Dốc Miếu – Hiền Lương bridge – Vinh Moc tunnel – Cửa Tùng beach.
Đông Hà nằm trên độ cao 500m so với mực nước biển nên vào trận bão Ketsana tháng 9 vừa qua không bị ảnh hưởng nặng nề như ở Quảng Trị và các vùng lân cận thấp hơn. Quảng Trị khi hiệp định Geneva được ký kết đã chia đât nước làm hai và vĩ tuyến 17 – Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chia cắt đôi bờ . 5km chiều rộng mỗi bên bờ sông được coi là vùng phi quân sự (DMZ). Tuy nhiên hành trình đó là hành trình của ngày hôm sau. Hôm nay chúng tôi trở về với 41 năm về trước để đến với vùng đất Hương Hóa – Khe Sanh. Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là: Rock pile – một tảng núi cao chơ vơ bên đường nhưng vào thời điểm chiến tranh đó là một căn cứ của Mỹ - nơi mà tất cả chi viện bằng đường không kể cả nước để tắm, quần áo bẩn thì được thu gom và về đâu đó giặt. Lính Mỹ gọi điểm này là American eye. Nơi đó cứ 2 phút 1 lần bắn pháo sang phía Bắc nơi có dãy núi là điểm bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh – Khe Hồ.
Một ông cựu chiến binh Mỹ nói: vào lúc cao điểm của cuộc vây hãm, ông đã không tắm trong vòng 4 tháng trời.
Điểm dừng chân tiếp theo là sông Thạch Hãn – Cầu Đa k rong.
Nói về con sông Thạch Hãn thì được bắt nguồn từ dãy núi Tây Trường Sơn, về tới đất Quảng Trị nó là con sông lớn nhất ở Quảng Trị. Được chia ra thành sông Thạch Hãn và sông Hiếu - chảy qua khu vực này, rồi qua thị xã Quảng Trị đổ ra biển ở Cửa Việt. Chúng tôi có cơ hội đến với hạ nguồn con sông nơi có khúc bi ca hung tráng “mùa hè đỏ lửa” – 1972 vào cuối ngày.
Cây cầu ngày nay chúng tôi đi qua nó không phải là cầu nguyên bản mà mới được xây lại. Vào những năm 60s thì câu cầu này cũng chưa được xây dựng và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khúc sông này thì đi bằng đò và con rãnh bên cạnh bờ chình là đường mòn nguyên bản tuy nhiên ngày nay nó đã bị xoáy mòn bởi nước, bởi đất.
Nhìn phần còn sót lại đó tôi mới hình dung ra được những hình ảnh “xe ta bon bon trên dặm đường” - trong những thước phim về chiến tranh khốc liệt.
Rời Dakrong – sông Thạch Hãn chúng tôi tiếp tục đến với đất Hương Hóa – Khe Sanh – là vùng đất phía Nam của khu DMZ(vùng phi quân sự), Khe Sanh nằm trên một cao nguyên đất đỏ Bazan, là huyện lỵ của huyện Hương Hóa, nơi có quốc lộ 9 chạy qua và cách biên giới Việt –Lào (cửa khẩu Lao Bảo)khoảng 20km về phía Đông. Khi chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh, giới quân sự Mỹ phát hiện ra vị trí quan trọng của Khe Sanh vì nó nằm án ngữ trên đường 9 – con đường chiến lược ở cực bắc miền Nam Việt Nam, con đường dẫn sang Lào tới đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1964, sau khi sang làm tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland liền đi thị sát Khe Sanh. Vị tướng này đánh giá: Khe Sanh là “cái mỏ neo” ở phía Tây hệ thống phòng thủ Nam khu DMZ, là bàn đạp cho cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh của quân và dân ta, đồng thời ông cho đây cũng là vị trí lý tưởng để ngăn cản quân Bắc Việt đưa quân từ vùng đồng núi xuống đồng bằng ven biển và từ Lào sang theo đường số 9.
Vào nửa cuối những năm 60s của thế kỷ XX thời gian Mỹ quyết định tham chiến trực tiếp ở Việt Nam thì Khe Sanh là trận đánh lớn, mang tính chiến lược của Quân Bắc Việt. Ở đó 1/7 quân số lính Mỹ tham chiếm ở Việt Nam có mặt. Đó là nới mà Mỹ quyết giữ cho bằng được và Bắc Việt quyết lấy cho bằng được.
Một năm trời ròng rã chiến thuật và chiến lược, bắn, giết và chết cuối cùng thì cả thế giới biết đến Bắc Việt chống Mỹ.
Rời sân bay Tà Cơn chúng tôi dừng lại ở một hiệu đồng nát ven đường – nó giống như một bảo tàng phế liệu của chiến tranh, những mảnh bom, mảnh pháo được thu gom từ những cánh đồng trên đất Hương Hóa để bán sắt vụn.
Hành trình tiếp theo là cứ điểm Làng Vây – đó là chiến thắng vang dội của quân Bắc Việt vào tháng 7 năm 1968. Đây là một trong 3 đỉnh của tam giác bảo vệ vững chắc bất khả xâm phạm của Mỹ hai đỉnh khác là sân bay Tà Cơn và Khe Sanh.
Tạm biệt những năm mậu thân 1968 chúng tôi về ăn cơm trưa lúc 14:30 tại Đông Hà,
Chiều tiếp tục hành trình đi thành cổ Quảng Trị, một hành trình cảm giác khéo dài và nặng nề. Nơi đây mùa hè đỏ lửa 1972 đã diễn ra trận chiến khốc liệt giữa quân đội Bắc Việt và Việt Nam cộng hòa dưới sự hỗ trợ đắc lực của hỏa lực Hoa Kỳ, là trận chiến khốc liệt tiêu hao sức người sức của của cả hai bên đặc bệt là thiệt hại về tính mạng của bên Bắc Việt, sau 81 ngày đêm, chịu hàng chục tấn bom đạn thiệt hại về người lên đến 10.000 bộ đội chết –
Ngày đó, hàng vạn người lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
Ms Hải Hà mắt ngấn lệ vì thương tiếc những thanh niên tuổi còn quá trẻ, có người mới 14 tuổi hầu hết là thanh niên học sinh, sinh viên ở Hà Nội nghe theo tiếng gọi lý tưởng của dân tộc mà anh dũng hi sinh, đoàn đi trên những con đường đê mà đầy bùn đất do cơn bão Ketsana gây ra. Đứng trước dòng sông Thạch Hãn ngậm ngùi, buồn thương chiến tranh khốc liệt.
Tạm biệt thành cổ, chúng tôi trở về khách sạn tại Đông Hà, ăn tối kết thúc hành trình ngày 3.
Ngày 4: Đông Hà – Cồn Tiên fire base – Dốc Miếu – Hiền Lương bridge – Vinh Moc tunnel – Cửa Tùng beach.
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009
Trở lại chiến trường xưa 6 ngày- ngày 2 Huế
Ngày 2: Hà Nội - Huế
Thức từ rất sớm 03:00 để ra sân bay đón chuyến bay đi Huế lúc 07:00, vào thăm Đại Nội, mấy năm không lại Huế thấy kinh thành đổi khác quá nhiều. Huế vẫn trầm tư, tĩnh lặng như ngày nào. Chúng tôi may mắn có được một local guide chuyên về lịch sử nên mục đích của chúng tôi đến đây bên cạnh việc thăm cố đô chúng tôi muốn biết về diễn biến cuộc tổng tiến công tết mậu thân (1968) diễn ra tại thành nội. Không uống phí chúng tôi có được những gì cần biết.
Chiều: xuôi dòng sông Hương tới thăm chùa Linh Mụ - một thắng cảnh đẹp của Huế. Bên cạnh đó nó còn là hình ảnh về một cuộc biểu tình của tăng ni phật tử Huế khi tổng thống Nam Kỳ Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách không được treo cờ tôn giáo ngay trước ngày Phật Đản. Nơi đây còn lưu giữ chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức lái từ tu viện của mình đến ngã ba Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám, TP Saigon năm 1963 - ngồi theo tư thế tọa sen và tự đốt cháy mình để chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Tối chúng tôi lên xe đến ăn tối tại một nhà vườn ở Huế - Vườn Ý Thảo - một nhà vườn yên tĩnh của cựu chủ tịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế - thích sưu tầm đồ cổ thời Nguyễn. Chúng tôi đến với Vườn Ý thảo đúng vào đêm trăng tròn nên không gian càng thêm lung linh mờ ảo.
Kết thúc ngày 2.
Ngày 3: Huế - Quảng trị.
Thức từ rất sớm 03:00 để ra sân bay đón chuyến bay đi Huế lúc 07:00, vào thăm Đại Nội, mấy năm không lại Huế thấy kinh thành đổi khác quá nhiều. Huế vẫn trầm tư, tĩnh lặng như ngày nào. Chúng tôi may mắn có được một local guide chuyên về lịch sử nên mục đích của chúng tôi đến đây bên cạnh việc thăm cố đô chúng tôi muốn biết về diễn biến cuộc tổng tiến công tết mậu thân (1968) diễn ra tại thành nội. Không uống phí chúng tôi có được những gì cần biết.
Chiều: xuôi dòng sông Hương tới thăm chùa Linh Mụ - một thắng cảnh đẹp của Huế. Bên cạnh đó nó còn là hình ảnh về một cuộc biểu tình của tăng ni phật tử Huế khi tổng thống Nam Kỳ Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách không được treo cờ tôn giáo ngay trước ngày Phật Đản. Nơi đây còn lưu giữ chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức lái từ tu viện của mình đến ngã ba Nguyễn Đình Chiểu – Cách Mạng Tháng Tám, TP Saigon năm 1963 - ngồi theo tư thế tọa sen và tự đốt cháy mình để chống lại chính sách đàn áp tôn giáo của gia đình trị Ngô Đình Diệm.
Tối chúng tôi lên xe đến ăn tối tại một nhà vườn ở Huế - Vườn Ý Thảo - một nhà vườn yên tĩnh của cựu chủ tịch văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế - thích sưu tầm đồ cổ thời Nguyễn. Chúng tôi đến với Vườn Ý thảo đúng vào đêm trăng tròn nên không gian càng thêm lung linh mờ ảo.
Kết thúc ngày 2.
Ngày 3: Huế - Quảng trị.
Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009
Tro lai chien truong xua 06 ngay - Ngày 1 Ha Noi
Hành trình chuyến đi tìm hiểu chiến tranh Việt Nam chống Mỹ (29/10 - 05/11)
Ngay 1: Hà Nội
Ngày 2: Huế
Ngày 3: Đông Hà
Ngày 4: Quảng Trị
Ngày 5: Quảng Ngãi
Ngày 6: TP Hồ Chí Minh
Thời gian có hạn và di chuyển nhiêu nên những gì có được sau chuyến đi cũng chỉ mang tính chất khái quát, thú vị, học hỏi được nhiều và cũng khá mệt mỏi.
Khởi đầu ở địa danh Hà Nội:
Như chúng ta đều biết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 và sau đó là với lý do Bắc Việt không rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc. Chúng tôi đến với nhà tù Hỏa Lò để nhìn nhận về một chế độ thực dân tàn ác với chính sách và cách đối sử tàn bạo với tù chính trị của thực dân Pháp, thấy cái máy chém nguyên bản đầu tiên của Pháp đưa sang Việt nam.
Những hình ảnh về cuộc ném bom tàn phá của đế quốc Mỹ ở Khâm Thiên(chiến dịch Điện Biên Phủ trên không).
Xem cái nhà tù dành cho những phi công Mỹ- một sự đối lập đến nỗi mà tù nhân Mỹ gọi nơi đó là: Hanoi Hilton.
Rời xa cái xà lim nặng nề chúng tôi đến với bảo tang lịch sử quân sự Việt Nam, bảo tàng thể hiện cả một quá trình lịch sử đấu tranh , các trận đánh nổi tiếng của quân sự Việt Nam. Những chiến lợi phẩm thu được của địch trong cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: bom, đạn, máy bay, pháo, …
Đoàn tiếp tục khởi hành đi bảo tang Hồ Chí Minh, thuyết minh viên chỉ cho chúng tôi cả một quá trình từ lúc ấu thơ đến khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, cuộc đời bôn ba của người qua 23 nước và trở về lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc được thành công.
Về lại khách sạn, trên đường dừng chân tại cửa phía Bắc của hoàng thành Thăng Long thủa trước nơi còn lưu dấu đại bác của Pháp khi lần đầu tiên Pháp tấn công Hà Nội - 1873.
Ngày 2: Hà Nội - Huế
Ngay 1: Hà Nội
Ngày 2: Huế
Ngày 3: Đông Hà
Ngày 4: Quảng Trị
Ngày 5: Quảng Ngãi
Ngày 6: TP Hồ Chí Minh
Thời gian có hạn và di chuyển nhiêu nên những gì có được sau chuyến đi cũng chỉ mang tính chất khái quát, thú vị, học hỏi được nhiều và cũng khá mệt mỏi.
Khởi đầu ở địa danh Hà Nội:
Như chúng ta đều biết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 và sau đó là với lý do Bắc Việt không rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ bắt đầu ném bom bắn phá miền Bắc. Chúng tôi đến với nhà tù Hỏa Lò để nhìn nhận về một chế độ thực dân tàn ác với chính sách và cách đối sử tàn bạo với tù chính trị của thực dân Pháp, thấy cái máy chém nguyên bản đầu tiên của Pháp đưa sang Việt nam.
Những hình ảnh về cuộc ném bom tàn phá của đế quốc Mỹ ở Khâm Thiên(chiến dịch Điện Biên Phủ trên không).
Xem cái nhà tù dành cho những phi công Mỹ- một sự đối lập đến nỗi mà tù nhân Mỹ gọi nơi đó là: Hanoi Hilton.
Rời xa cái xà lim nặng nề chúng tôi đến với bảo tang lịch sử quân sự Việt Nam, bảo tàng thể hiện cả một quá trình lịch sử đấu tranh , các trận đánh nổi tiếng của quân sự Việt Nam. Những chiến lợi phẩm thu được của địch trong cả hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ như: bom, đạn, máy bay, pháo, …
Đoàn tiếp tục khởi hành đi bảo tang Hồ Chí Minh, thuyết minh viên chỉ cho chúng tôi cả một quá trình từ lúc ấu thơ đến khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, cuộc đời bôn ba của người qua 23 nước và trở về lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc được thành công.
Về lại khách sạn, trên đường dừng chân tại cửa phía Bắc của hoàng thành Thăng Long thủa trước nơi còn lưu dấu đại bác của Pháp khi lần đầu tiên Pháp tấn công Hà Nội - 1873.
Ngày 2: Hà Nội - Huế
Thứ Ba, 20 tháng 10, 2009
Hau bao Ketsana - Bai viet Ms Ngoan Minh
Thăm và chia sẻ cùng đồng bào Xơ Đăng ở Xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon TumShare
Monday, October 19, 2009 at 1:26pm
Link hình: http://picasaweb.google.com.vn/mandzimandza/TuMoRong16Oct2009#
Trước khi khởi hành, đoàn đã tham khảo đoàn bên c.VN cũng đi Kon Tum trước đó 3 ngày về thời gian di chuyển, thông tin từ đoàn bên c.VN là đi từ Saigon lên Kon Tum là 13 tiếng. Chẳng hiểu sao đoàn của mình đi mất tới 16 tiếng: từ 19:00 đêm ngày 16 đến 11:00 trưa ngày 17 mới đến được cầu Bla ở thị xã Kon Tum. Thật sự là đường đi rất khó, hư hỏng nặng, mà trời lại mưa suốt: Trời mưa từ trước giờ khởi hành ở Saigon, mưa rã rít mãi cho đến sáng ngày 18, mưa suốt chặng đường đi, mưa không ngớt trong lúc phát quà.
Nhật ký hành trình:
18:00 giờ ngày 16 tháng 10: Có mặt tại chùa Quan Âm, nhưng cả con người Thích Quãng Đức bị kẹt xe cứng ngắt, tiến thoái lưỡng nan. Cả đoàn quyết định: Xe đậu chờ ở công viên Gia Định, còn người thì dắt díu nhau đi bộ qua công viên Gia Định gặp xe ở đó. Một số người đến trễ vì kẹt xe. Saigon hễ sau 1 trận mưa lớn thì kéo theo là kẹt xe khắp Saigon.
19:00 giờ ngày 16 tháng 10: Chính thức lăn bánh.
23:15 giờ ngày 16 tháng 10: Dừng chân ở 1 cây xăng ở Đồng Xoài.
01:30 giờ ngày 17 tháng 10: Dừng chân ở Bù Đăng.
09:30 giờ ngày 17 tháng 10: Ăn sáng ở Pleiku: Mỗi người 1 gói mì tôm vì không tìm thấy quán ăn chay nào trong khi cả đoàn ăn chay.
11:00 giờ ngày 17 tháng 10: Gặp người dẫn đường ở thị xã Kon Tum, tiếp tục đi.
13:00 giờ ngày 17 tháng 10: Đến nơi: UBND xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Bắt đầu phát quà.
16:00 giờ ngày 17 tháng 10: Phát quà xong, rút quân ra khỏi vùng núi xã Đắk Hà.
18:00 giờ ngày 17 tháng 10: Trở lại thị xã Kon Tum. Ăn (vừa là ăn trưa, vừa là ăn tối). Cả đoàn đói và mệt rã rời sau 1 chuyến đi dài giờ và 1 ngày vất vã với 1 gói mì gói vào lúc 09:30 giờ sáng.
19:00 giờ ngày 17 tháng 10: Rút quân về Pleiku. Ngủ đêm tại Pleiku.
05:00 giờ sáng ngày 18 tháng 10: Khởi hành về lại Saigon. Chặng về thì thoải mái hơn, muốn dừng nghỉ chỗ nào thì dừng nghỉ, trời cũng đã hết mưa. (Mưa liên tục từ lúc khởi hành từ Saigon ngày 16 cho đến rạng sáng ngày 18 mới tạm dứt).
21:00 giờ ngày 18 tháng 10: Về tới Saigon.
Hai cái thương...
Một là thương cho đồng bào Xơ Đăng nơi ấy. Cuộc sống của họ thật là bấp bênh và cheo leo theo từng con sông từng vách núi. Lũ qua đi, đễ lại cho họ 1 khung cảnh hoang tàn: Cánh đồng tang hoang không thấy ngọn lúa, nhà cửa điêu tàn không thấy nóc, cây cối đỗ bùn sình dâng...
Trong những ngày lũ và cận sau lũ, cả tỉnh Kon Tum chia làm từng khúc từng khúc một, ai ở huyện nào thì ở yên huyện nấy, mọi liên lạc cắt đứt: Về đường bộ, cây cầu Bla là cửa ngõ vào thị xã Kon Tum bị ngập, không giao thông, cây cầu Diên Hồng là cầu nối thị xã Kon Tum với các huyện khác cũng bị ngập, không giao thông, đường xá thì sạt lỡ, miễn giao thông. Điện thoại, điện, nước sạch... cắt đứt.
Chú Hải, bí thư đảng ủy xã Đắk Hà kể: Có một ngôi làng bên xã Tu Mơ Rông mới tội, nguyên một ngọn đồi đỗ ập xuống làng, toàn bộ 20 người dân trong làng bị chôn vùi dưới đất, ngôi làng coi như bị xóa sổ trên bản đồ.
Hiện tại, vẫn còn 1 vài ngôi làng bị chia cắt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, lực lượng thanh niên xung phong vẫn liên tục ngày đêm cõng gạo băng rừng đạp núi đưa vào cho đồng bào.
Chị Yến, một người bạn ở Kon Tum kể: Nước ập rất nhanh. Có một gia đình sống cạnh cầu Diên Hồng, vừa mới thấy nước từ đằng xa chân núi, người vợ bảo chồng và con trai chạy trước, còn mình và con gái gom một ít tiền của rồi chạy sau. Nhưng không kịp nữa rồi, nước lũ cuốn trôi cả hai mẹ con. Người ta đã tìm thấy xác người mẹ, còn người con gái thì vẫn biệt tăm trong dòng nước lũ.
Còn thêm nữa, đoàn dự kiến sẽ có mặt và phát quà lúc 10:00 sáng ngày 17 tháng 10, vì thế đồng bào tập trung đầy đủ chờ nhận quà. Đồng bào chờ đoàn hoài chờ đoàn mãi, quá giờ ăn trưa, cho đến 13:00 giờ đoàn mới đến nơi. Đồng bào có người lội bộ cả ngọn núi đỉnh đồi mới tới được nơi nhận quà cứu trợ, vậy mà... chờ cho đến đói lã.
Thương lắm đồng bào miền núi.
Cái thương thứ hai là thương cho những người tham gia đoàn cứu trợ.
Trên xe có cụ đã già tới hơn 70 tuổi, chân đi muốn không nỗi, nhưng vẫn muốn đi cứu trợ đồng bào. Lúc đăng ký đi, ban tổ chức đã hỏi bà “lần đi này cực lắm đó, không như mấy lần trước đâu, chưa biết đường xá có đi được tới nơi không nữa, bà có đi nỗi không”, bà vẫn kiên quyết đi.
Nguyên một ngày 17 tháng 10, cả đoàn đói lã và mệt rã rời, biết đồng bào chờ đợi quá lâu và đồng bào cũng không được ăn trưa, cả đoàn quyết định không dừng chân ăn trưa mà tiếp tục đến nơi để phát quà cho đồng bào.
Đường đi quả thật là cheo leo. Đường từ Saigon lên Kon Tum hư hỏng nặng, lắc đầu lắc eo lắc cả bo-đì suốt 16 tiêng đồng hồ thì coi như vẫn còn dễ. Đoạn từ thị xã Kon Tum đến xã Đắk Hà mới ... ớn: Đường vô vúi, sạt lỡ nhiều khúc. Đi ngang đèo Măng Rớt mà không ai dám đi, chỉ nhắm mắt làm liều: đất sạt lỡ chỉ còn đúng mài vét cho xe chạy ngang, 1 bên là vách núi, 1 bên là vực sâu, bên vực sâu nếu nhìn kỹ thì đất phía dưới mặt đường đã bị sạt lỡ sâu vào trong, chỉ còn mặt đường với 1 ít đất phía trên, tải nặng đi ngang qua thì không biết sẽ bị sập xuống lúc nào! (Lúc này, ban tổ chức đi xe 4 chỗ, nhỏ và nhẹ nên khá yên tâm, nhưng còn đoàn xe 29 chỗ thì .. run).
Việc phát quà chiếm thời gian khá lâu, mà trời lại cứ mưa không ngớt. Cả đoàn vừa phát quà mà vừa lo: Không biết lát nữa trở ra có được không, rủi mà đường sạt lỡ là xong, ở luôn trong vùng núi ấy! Phát đến khoảng 15:00 thì cả đoàn hầu như ai cũng lo, rất muốn trở ra. Ban tổ chức quyết định: Cả đoàn cứ lên xe trở ra Kon Tum trước, còn ban tổ chức ở lại, phát quà xong thì sẽ ra cùng với xe tải chở gạo. Tuy nhiên, sau đó thì cả đoàn (chắc là thấy thương ban tổ chức) nên quyết định ở lại phát cho xong luôn.
May thay, đoàn trở ra an toàn lúc trời vừa kịp tối.
Từ những cái nghèo cho đến những nỗi mất mát...
Mưa liên tục, mà đồng bào không có cái áo mưa đủ để che thân, chỉ choàng cái bao ni lông lên người cho đỡ ướt. Xin được vài cây dù, ai nấy đều mừng lắm. Áo quần thì cứ xốc lên xốc xuống, nút rớt, rách tà, dây kéo hư... Ai cho được cái mũ đội quả là quý lắm thay.
Nhu cầu lương thực thì quả là một vấn đề. Vùng núi ấy không hề có chỗ nào buôn bán họp chợ, hơn nữa, làng cách làng tới cả quả đồi to, đồng lúa đã bị cuốn theo dòng nước. Gạo đã rót về nhiều từ phía nhà nước và rất nhiều đoàn cứu trợ, nhưng nhu cầu thì vẫn còn rất lớn. Riêng xã Đắk Hà, với hơn 450 hộ gia đình đã có khoảng 2,430 nhân khẩu, với số lượng ít ỏi 9.4 tấn gạo mà đoàn đem đến thì ăn chỉ được bao nhiêu ngày! Chưa kể một số xã bị thiệt hại nặng nề hơn (nặng nhất vẫn là xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông), nhưng khả năng của đoàn là hạn chế, và đường xá giao thông cũng hạn chế, các đoàn cứu trợ không thể đến tận nơi được.
Theo chương trình hỗ trợ đói nghèo, nhà nước vừa cho vay vừa cho không được 1 ít tiền cất được cái nhà tạm gọi là khang trang, bão đi qua, nhà cũng đi theo bão. Nợ còn đó, nhà thì mất tăm.
Lại còn thêm nỗi mất mát người thân. Biết bao nhiêu người dìm mình trong nước lũ, để lại nỗi xót thương cho người còn sống.
Monday, October 19, 2009 at 1:26pm
Link hình: http://picasaweb.google.com.vn/mandzimandza/TuMoRong16Oct2009#
Trước khi khởi hành, đoàn đã tham khảo đoàn bên c.VN cũng đi Kon Tum trước đó 3 ngày về thời gian di chuyển, thông tin từ đoàn bên c.VN là đi từ Saigon lên Kon Tum là 13 tiếng. Chẳng hiểu sao đoàn của mình đi mất tới 16 tiếng: từ 19:00 đêm ngày 16 đến 11:00 trưa ngày 17 mới đến được cầu Bla ở thị xã Kon Tum. Thật sự là đường đi rất khó, hư hỏng nặng, mà trời lại mưa suốt: Trời mưa từ trước giờ khởi hành ở Saigon, mưa rã rít mãi cho đến sáng ngày 18, mưa suốt chặng đường đi, mưa không ngớt trong lúc phát quà.
Nhật ký hành trình:
18:00 giờ ngày 16 tháng 10: Có mặt tại chùa Quan Âm, nhưng cả con người Thích Quãng Đức bị kẹt xe cứng ngắt, tiến thoái lưỡng nan. Cả đoàn quyết định: Xe đậu chờ ở công viên Gia Định, còn người thì dắt díu nhau đi bộ qua công viên Gia Định gặp xe ở đó. Một số người đến trễ vì kẹt xe. Saigon hễ sau 1 trận mưa lớn thì kéo theo là kẹt xe khắp Saigon.
19:00 giờ ngày 16 tháng 10: Chính thức lăn bánh.
23:15 giờ ngày 16 tháng 10: Dừng chân ở 1 cây xăng ở Đồng Xoài.
01:30 giờ ngày 17 tháng 10: Dừng chân ở Bù Đăng.
09:30 giờ ngày 17 tháng 10: Ăn sáng ở Pleiku: Mỗi người 1 gói mì tôm vì không tìm thấy quán ăn chay nào trong khi cả đoàn ăn chay.
11:00 giờ ngày 17 tháng 10: Gặp người dẫn đường ở thị xã Kon Tum, tiếp tục đi.
13:00 giờ ngày 17 tháng 10: Đến nơi: UBND xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Bắt đầu phát quà.
16:00 giờ ngày 17 tháng 10: Phát quà xong, rút quân ra khỏi vùng núi xã Đắk Hà.
18:00 giờ ngày 17 tháng 10: Trở lại thị xã Kon Tum. Ăn (vừa là ăn trưa, vừa là ăn tối). Cả đoàn đói và mệt rã rời sau 1 chuyến đi dài giờ và 1 ngày vất vã với 1 gói mì gói vào lúc 09:30 giờ sáng.
19:00 giờ ngày 17 tháng 10: Rút quân về Pleiku. Ngủ đêm tại Pleiku.
05:00 giờ sáng ngày 18 tháng 10: Khởi hành về lại Saigon. Chặng về thì thoải mái hơn, muốn dừng nghỉ chỗ nào thì dừng nghỉ, trời cũng đã hết mưa. (Mưa liên tục từ lúc khởi hành từ Saigon ngày 16 cho đến rạng sáng ngày 18 mới tạm dứt).
21:00 giờ ngày 18 tháng 10: Về tới Saigon.
Hai cái thương...
Một là thương cho đồng bào Xơ Đăng nơi ấy. Cuộc sống của họ thật là bấp bênh và cheo leo theo từng con sông từng vách núi. Lũ qua đi, đễ lại cho họ 1 khung cảnh hoang tàn: Cánh đồng tang hoang không thấy ngọn lúa, nhà cửa điêu tàn không thấy nóc, cây cối đỗ bùn sình dâng...
Trong những ngày lũ và cận sau lũ, cả tỉnh Kon Tum chia làm từng khúc từng khúc một, ai ở huyện nào thì ở yên huyện nấy, mọi liên lạc cắt đứt: Về đường bộ, cây cầu Bla là cửa ngõ vào thị xã Kon Tum bị ngập, không giao thông, cây cầu Diên Hồng là cầu nối thị xã Kon Tum với các huyện khác cũng bị ngập, không giao thông, đường xá thì sạt lỡ, miễn giao thông. Điện thoại, điện, nước sạch... cắt đứt.
Chú Hải, bí thư đảng ủy xã Đắk Hà kể: Có một ngôi làng bên xã Tu Mơ Rông mới tội, nguyên một ngọn đồi đỗ ập xuống làng, toàn bộ 20 người dân trong làng bị chôn vùi dưới đất, ngôi làng coi như bị xóa sổ trên bản đồ.
Hiện tại, vẫn còn 1 vài ngôi làng bị chia cắt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, lực lượng thanh niên xung phong vẫn liên tục ngày đêm cõng gạo băng rừng đạp núi đưa vào cho đồng bào.
Chị Yến, một người bạn ở Kon Tum kể: Nước ập rất nhanh. Có một gia đình sống cạnh cầu Diên Hồng, vừa mới thấy nước từ đằng xa chân núi, người vợ bảo chồng và con trai chạy trước, còn mình và con gái gom một ít tiền của rồi chạy sau. Nhưng không kịp nữa rồi, nước lũ cuốn trôi cả hai mẹ con. Người ta đã tìm thấy xác người mẹ, còn người con gái thì vẫn biệt tăm trong dòng nước lũ.
Còn thêm nữa, đoàn dự kiến sẽ có mặt và phát quà lúc 10:00 sáng ngày 17 tháng 10, vì thế đồng bào tập trung đầy đủ chờ nhận quà. Đồng bào chờ đoàn hoài chờ đoàn mãi, quá giờ ăn trưa, cho đến 13:00 giờ đoàn mới đến nơi. Đồng bào có người lội bộ cả ngọn núi đỉnh đồi mới tới được nơi nhận quà cứu trợ, vậy mà... chờ cho đến đói lã.
Thương lắm đồng bào miền núi.
Cái thương thứ hai là thương cho những người tham gia đoàn cứu trợ.
Trên xe có cụ đã già tới hơn 70 tuổi, chân đi muốn không nỗi, nhưng vẫn muốn đi cứu trợ đồng bào. Lúc đăng ký đi, ban tổ chức đã hỏi bà “lần đi này cực lắm đó, không như mấy lần trước đâu, chưa biết đường xá có đi được tới nơi không nữa, bà có đi nỗi không”, bà vẫn kiên quyết đi.
Nguyên một ngày 17 tháng 10, cả đoàn đói lã và mệt rã rời, biết đồng bào chờ đợi quá lâu và đồng bào cũng không được ăn trưa, cả đoàn quyết định không dừng chân ăn trưa mà tiếp tục đến nơi để phát quà cho đồng bào.
Đường đi quả thật là cheo leo. Đường từ Saigon lên Kon Tum hư hỏng nặng, lắc đầu lắc eo lắc cả bo-đì suốt 16 tiêng đồng hồ thì coi như vẫn còn dễ. Đoạn từ thị xã Kon Tum đến xã Đắk Hà mới ... ớn: Đường vô vúi, sạt lỡ nhiều khúc. Đi ngang đèo Măng Rớt mà không ai dám đi, chỉ nhắm mắt làm liều: đất sạt lỡ chỉ còn đúng mài vét cho xe chạy ngang, 1 bên là vách núi, 1 bên là vực sâu, bên vực sâu nếu nhìn kỹ thì đất phía dưới mặt đường đã bị sạt lỡ sâu vào trong, chỉ còn mặt đường với 1 ít đất phía trên, tải nặng đi ngang qua thì không biết sẽ bị sập xuống lúc nào! (Lúc này, ban tổ chức đi xe 4 chỗ, nhỏ và nhẹ nên khá yên tâm, nhưng còn đoàn xe 29 chỗ thì .. run).
Việc phát quà chiếm thời gian khá lâu, mà trời lại cứ mưa không ngớt. Cả đoàn vừa phát quà mà vừa lo: Không biết lát nữa trở ra có được không, rủi mà đường sạt lỡ là xong, ở luôn trong vùng núi ấy! Phát đến khoảng 15:00 thì cả đoàn hầu như ai cũng lo, rất muốn trở ra. Ban tổ chức quyết định: Cả đoàn cứ lên xe trở ra Kon Tum trước, còn ban tổ chức ở lại, phát quà xong thì sẽ ra cùng với xe tải chở gạo. Tuy nhiên, sau đó thì cả đoàn (chắc là thấy thương ban tổ chức) nên quyết định ở lại phát cho xong luôn.
May thay, đoàn trở ra an toàn lúc trời vừa kịp tối.
Từ những cái nghèo cho đến những nỗi mất mát...
Mưa liên tục, mà đồng bào không có cái áo mưa đủ để che thân, chỉ choàng cái bao ni lông lên người cho đỡ ướt. Xin được vài cây dù, ai nấy đều mừng lắm. Áo quần thì cứ xốc lên xốc xuống, nút rớt, rách tà, dây kéo hư... Ai cho được cái mũ đội quả là quý lắm thay.
Nhu cầu lương thực thì quả là một vấn đề. Vùng núi ấy không hề có chỗ nào buôn bán họp chợ, hơn nữa, làng cách làng tới cả quả đồi to, đồng lúa đã bị cuốn theo dòng nước. Gạo đã rót về nhiều từ phía nhà nước và rất nhiều đoàn cứu trợ, nhưng nhu cầu thì vẫn còn rất lớn. Riêng xã Đắk Hà, với hơn 450 hộ gia đình đã có khoảng 2,430 nhân khẩu, với số lượng ít ỏi 9.4 tấn gạo mà đoàn đem đến thì ăn chỉ được bao nhiêu ngày! Chưa kể một số xã bị thiệt hại nặng nề hơn (nặng nhất vẫn là xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông), nhưng khả năng của đoàn là hạn chế, và đường xá giao thông cũng hạn chế, các đoàn cứu trợ không thể đến tận nơi được.
Theo chương trình hỗ trợ đói nghèo, nhà nước vừa cho vay vừa cho không được 1 ít tiền cất được cái nhà tạm gọi là khang trang, bão đi qua, nhà cũng đi theo bão. Nợ còn đó, nhà thì mất tăm.
Lại còn thêm nỗi mất mát người thân. Biết bao nhiêu người dìm mình trong nước lũ, để lại nỗi xót thương cho người còn sống.
Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009
InnoViet 4th birthday
Năm nào cũng thế cứ độ tháng 9, tháng 10 là hội nghị, sự kiện của InnoViet diễn ra ở mức độ dày đặc và 08/10/2009 là sinh nhật lần thứ 4 của công ty.
Nơi các ex-innovieters và innovietters lại gặp mặt, tề tựu về trụ sở công ty. Năm nay sếp độc chiêu là chỉ nhận quà tặng do chính tay các bạn làm tặng công ty. Văn nghệ thì năm nào mỗi phòng cũng phải có hichic.
Phòng tour hầu như năm nào cũng bị lép vế bởi lực lượng thịt đè người của phòng sales.
Áp lực nặng nề quá tour ơi....
Sau một phiên họp căng thẳng huy động chất xám, phòng tour cũng đành đưa ra tiết mục văn nghệ là hát trống cơm - một lời đúng và một lời chế. Lời chế các bạn tự sáng tác và sẽ được duyệt sau.
Về quà: Mr Thắng có sáng kiến làm chiếc xe đạp, vật dụng bằng bẹ dừa. Ý kiến hay vì có khả thi thế là ok- Ms Việt gọi điện mua tre, Mr Thắng có nhiệm vụ thực hiện. - Không ra sản phẩm không được về công ty hehe.
06/10 Lời bài hát đã ra tuy nhiên phải duyệt lại cho vần rồi nghĩ vũ điệu nữa chà chà...
Đây là lời bài hát đã chế:
Tình bằng có hướng dẫn tour,
Sales không bán đước
Lấy cái chi mà guide đi
Lấy cái chi mà guide đi
Càng ngày guide càng ốm nhách
Càng ngày guide càng ốm nhách
Ấy mấy tội, tội, tội nghiệp guide
Ấy mấy đi tìm, tour mới cho guide
Đôi con mắt ố mấy lìm dim
Đôi con mắt ố mấy lìm dim
Ngày ngày tăng cường tour tuyển
Ô ố ô ô mấy sales ơi
Sales ơi ố mấy khi còn, sales nhớ nha sales
Ai về cũng đi liền
Ai về cũng đi liền.
Nghe vẻ nghe ve nghe vè tour dept
Tân khoa bảng nhãn Thủ Khoa Mai Đoàn
Anh đen anh trắng Quyết Thắng, Khánh Thành
Hai bé my nhon quê hương 5 tấn
Hoàng Việt dẻo dai, Yên Dương lý lắc ....
07/10 Xe đạp đã xong phần khung, sẽ mang về vào tối 07/10 và ở lại lắp ráp, trang trí.
17:00 08/10 Giờ phòng tour mới có thời gian tập văn nghệ ...
18:00 Xong, tiếp khách và chuẩn bị khai mạc. Năm nay các cựu hướng dẫn viên của InnoViet về khá là đông đủ.
Sau các màn video clip, giải thưởng hàng năm, văn nghệ là phần tặng quà.
Các phần quà do các bạn tự làm được đem ra bán đấu giá để góp số tiền đấu giá vào chuyến ủng hộ xã Đak Hà huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon -Tum. Phiên đấu giá hết sức là gay cấn: Đầu tiên là bức tranh cát của phòng sales được mang ra đấu giá với mức khởi điểm là 100.000, phòng sales sau một hồi trả giá thì đã đành chia tay tác phẩm của mình cho Ms Hai Ha với giá là 600.000.
Thứ đến là chiếc xe đạp của phòng tour bị lên bục với giá khởi điểm là 100.000. Phòng tour hội ý:
Mỗi người 100.000 nhé. ok
Giá xe đạp lúc này đã lên tới 600.000 vẫn bị trả giá tiếp phòng tour quyết mua cho bằng được, ... các bạn guide cũ thì sao? ok
vậy là con số có thể lên tới 1000.000
vẫn bị trả giá tiếp, huy động tiếp sự giúp đỡ của phòng sales. Sales oiooioiio.....
mỗi sales 50k nhé ok
1.600.000.....
Vẫn bị trả giá tiếp, Tour ơi cố lên, mọi ngày phe phái là thế nhưng hoạn nạn mới biết tour - sales đoàn kết thế nào hohooho... sales sẽ ủng hộ mỗi người 100k.... Bravo....
2000.000 là mức giá cuối cùng phòng tour mới sở hữu lại được chiếc xe đạp
kisskiss....
Thank you cảm ơn các bạn cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ phòng tour.
Cuối cùng là bức thư pháp rất nổi tiếng của:
mức khởi điểm: 500.000
2000.000
3000.000
4000.000
5000.000
đây là cuộc chơi của các đại gia, không thèm huy động từ những người có mặt, huy động qua điện thoại...chỉ nghe thấy alo, uh và phát giá.
cuối cùng thì: Bức thư pháp được bán với giá 11.000.000 ngất ngất...
Vậy là: Tổng số tiền thu được cho phiên đấu giá của InnoViet là: 13.600.000 tương đương với gần 2 tấn gạo sẽ được đưa tới cho đồng bào ở Xã Đak Ha, huyện Tu Mo Rong - Kon Tum vào ngày 16/10/2009.
Sau màn đấu giá là màn thổi nến, ăn bánh kem truyền thống của InnoViet và dancing...
Bữa tiệc kết thúc, các InnoVietters khác vẫn còn sức lực cho buổi trình diễn giọng hát tại Karaoke số 01 Sương Nguyệt Ánh đến 12:30.
Năm nay tiêu chí tổ chức sinh nhật là :ấm cúng - thân thiên - tiết kiệm.
Thành công rực rỡ ...
Nơi các ex-innovieters và innovietters lại gặp mặt, tề tựu về trụ sở công ty. Năm nay sếp độc chiêu là chỉ nhận quà tặng do chính tay các bạn làm tặng công ty. Văn nghệ thì năm nào mỗi phòng cũng phải có hichic.
Phòng tour hầu như năm nào cũng bị lép vế bởi lực lượng thịt đè người của phòng sales.
Áp lực nặng nề quá tour ơi....
Sau một phiên họp căng thẳng huy động chất xám, phòng tour cũng đành đưa ra tiết mục văn nghệ là hát trống cơm - một lời đúng và một lời chế. Lời chế các bạn tự sáng tác và sẽ được duyệt sau.
Về quà: Mr Thắng có sáng kiến làm chiếc xe đạp, vật dụng bằng bẹ dừa. Ý kiến hay vì có khả thi thế là ok- Ms Việt gọi điện mua tre, Mr Thắng có nhiệm vụ thực hiện. - Không ra sản phẩm không được về công ty hehe.
06/10 Lời bài hát đã ra tuy nhiên phải duyệt lại cho vần rồi nghĩ vũ điệu nữa chà chà...
Đây là lời bài hát đã chế:
Tình bằng có hướng dẫn tour,
Sales không bán đước
Lấy cái chi mà guide đi
Lấy cái chi mà guide đi
Càng ngày guide càng ốm nhách
Càng ngày guide càng ốm nhách
Ấy mấy tội, tội, tội nghiệp guide
Ấy mấy đi tìm, tour mới cho guide
Đôi con mắt ố mấy lìm dim
Đôi con mắt ố mấy lìm dim
Ngày ngày tăng cường tour tuyển
Ô ố ô ô mấy sales ơi
Sales ơi ố mấy khi còn, sales nhớ nha sales
Ai về cũng đi liền
Ai về cũng đi liền.
Nghe vẻ nghe ve nghe vè tour dept
Tân khoa bảng nhãn Thủ Khoa Mai Đoàn
Anh đen anh trắng Quyết Thắng, Khánh Thành
Hai bé my nhon quê hương 5 tấn
Hoàng Việt dẻo dai, Yên Dương lý lắc ....
07/10 Xe đạp đã xong phần khung, sẽ mang về vào tối 07/10 và ở lại lắp ráp, trang trí.
17:00 08/10 Giờ phòng tour mới có thời gian tập văn nghệ ...
18:00 Xong, tiếp khách và chuẩn bị khai mạc. Năm nay các cựu hướng dẫn viên của InnoViet về khá là đông đủ.
Sau các màn video clip, giải thưởng hàng năm, văn nghệ là phần tặng quà.
Các phần quà do các bạn tự làm được đem ra bán đấu giá để góp số tiền đấu giá vào chuyến ủng hộ xã Đak Hà huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon -Tum. Phiên đấu giá hết sức là gay cấn: Đầu tiên là bức tranh cát của phòng sales được mang ra đấu giá với mức khởi điểm là 100.000, phòng sales sau một hồi trả giá thì đã đành chia tay tác phẩm của mình cho Ms Hai Ha với giá là 600.000.
Thứ đến là chiếc xe đạp của phòng tour bị lên bục với giá khởi điểm là 100.000. Phòng tour hội ý:
Mỗi người 100.000 nhé. ok
Giá xe đạp lúc này đã lên tới 600.000 vẫn bị trả giá tiếp phòng tour quyết mua cho bằng được, ... các bạn guide cũ thì sao? ok
vậy là con số có thể lên tới 1000.000
vẫn bị trả giá tiếp, huy động tiếp sự giúp đỡ của phòng sales. Sales oiooioiio.....
mỗi sales 50k nhé ok
1.600.000.....
Vẫn bị trả giá tiếp, Tour ơi cố lên, mọi ngày phe phái là thế nhưng hoạn nạn mới biết tour - sales đoàn kết thế nào hohooho... sales sẽ ủng hộ mỗi người 100k.... Bravo....
2000.000 là mức giá cuối cùng phòng tour mới sở hữu lại được chiếc xe đạp
kisskiss....
Thank you cảm ơn các bạn cảm ơn tất cả các bạn đã giúp đỡ phòng tour.
Cuối cùng là bức thư pháp rất nổi tiếng của:
mức khởi điểm: 500.000
2000.000
3000.000
4000.000
5000.000
đây là cuộc chơi của các đại gia, không thèm huy động từ những người có mặt, huy động qua điện thoại...chỉ nghe thấy alo, uh và phát giá.
cuối cùng thì: Bức thư pháp được bán với giá 11.000.000 ngất ngất...
Vậy là: Tổng số tiền thu được cho phiên đấu giá của InnoViet là: 13.600.000 tương đương với gần 2 tấn gạo sẽ được đưa tới cho đồng bào ở Xã Đak Ha, huyện Tu Mo Rong - Kon Tum vào ngày 16/10/2009.
Sau màn đấu giá là màn thổi nến, ăn bánh kem truyền thống của InnoViet và dancing...
Bữa tiệc kết thúc, các InnoVietters khác vẫn còn sức lực cho buổi trình diễn giọng hát tại Karaoke số 01 Sương Nguyệt Ánh đến 12:30.
Năm nay tiêu chí tổ chức sinh nhật là :ấm cúng - thân thiên - tiết kiệm.
Thành công rực rỡ ...
Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Thuong qua khuc ruot mien trung
Thương quá khúc ruột Miền trung đang chìm trong biển lũ.
http://deltaviet.com/su-kien/Quy-cuu-tro-Thuong-Ve-Mien-Trung.3799/
http://deltaviet.com/su-kien/Quy-cuu-tro-Thuong-Ve-Mien-Trung.3799/
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2009
InnoViet trip 2009
InnoViet company trip 2009:
Có 4 địa danh được công ty nhắc tới trong chuyến đi này tuy nhiên sau khi vote thì Phú Yên đã được chọn vì lý do đơn giản về thời gian, là hoang sơ, có nắng, có gió, có biển, có núi, có đảo, có khách sạn 5 sao,...
Còn với mình mình vote Phú Yên vì mình muốn đón ánh nắng bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam - Cực đông của tổ quốc.
Hành trình của chúng tôi có khác so với dự kiến ban đầu: Rẻ - trải nghiệm nhiều - tiêu tiền ít.
Đêm 1: TP Hồ Chí Minh - Tuy Hòa
Tại văn phòng InnoViet:
Guide 1: Các bạn kia đã về chưa?
Chưa.
18:30
To Guide 2:
Alo về đến đâu rồi?
Sắp về rồi - 15 phut nữa.
OK.
To Guide 3:
Alo về đến dâu rồi?
Về rồi nhưng còn về nhà lấy quần áo.
ok.
Cơm chưa?
Thôi có bún bò huế đây ăn tạm trước khi đi.
ok
quần áo bẩn thì sao?
Cứ để ở văn phòng đi, đi thôi không muộn tàu.
Vậy là lên taxi ra ga tàu lửa đón chuyến tàu tốc hành golden train đi Tuy Hòa lúc 19:40. Tất cả các InnoVietters mặc dù đều rất mệt nhưng hai khoang hạng sang của golden train vẫn náo nhiệt bởi hoạt động bài bạc hết công suất.
06:00 25/09/09 Tàu tời ga Tuy Hòa, đoàn khách đi bụi bước xuống tàu với ba lo, túi xách tiến về phía sân ga - Nơi có một biển đón hoành tráng cùng với hai anh chàng ngự lâm quân của khách sạn Cen Delux. Cha cha... sáng sớm mà các chàng đã rất bảnh bao, tươi cười chào đón. Chúng tôi lên chiếc xe county 29 chỗ mới coong để về khách sạn, check in/
Đây là lần đầu tiên đoàn ở khách sạn 5 sao nên các bạn rất chi là hào hứng quay phim chụp hình các trang thiết bị có trong phòng, từ view đếm phòng tắm.
08:00 Đoàn lên xe bắt đầu hành trình tham quan, trên con đường thiên lý Bắc Nam, có một quán ven đường được anh tài xế giới thiệu với cháo thịt và bánh hỏi ăn khá là ngon. Bánh tráng giòn tan, mắm thơm và đậm đà, đúng là miền biển cá bạc tôm vàng.
Sau khi giải quyết nhu cầu cho cái dạ dầy xong thì hào hứng hẳn lên, chúng tôi thi nhau trổ tài hướng dẫn viên, thi nhau hát về biển.
Đoàn cứ đi và đến nhà thờ Mằng Lăng:
Một trong những nhà cổ nhất miền trung. Nhìn từ ngoài vào nha thờ có kiến trúc kha giống với một số nhà thờ cổ ơ Mekong Delta như nhà thờ Năng Gù, Nhà thờ Cù Lao Giang . “Từ thời Phó tướng Nguyễn Phước Vinh làm Trấn Thủ dinh Trấn Biên, các giáo sĩ Tây phương đã đến truyền giáo tại Phú Yên. Đầu tiên là Linh mục Buzomi, người Ý Đại Lợi. Năm 1641 Linh mục Alexandxe de Rhodes (Giáo sĩ Đắc Lộ – Cố Tràng) đã rửa tội cho giáo dân tại đây.
Trên khu vực 5.000m vuông, nhà thờ Mằng Lăng xây dựng theo kiến trúc cổ điển. Mặt trước trang trí nhiều hoa văn, có hai lầu chuông hai bên, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám, cái màu sắc giản dị hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá.
Nhà thờ Mằng Lăng xây dựng năm 1892 bằng kinh phí của Tu hội Thừa sai Paris, do công của Linh mục Joseph La Cassagne, người Pháp, tục gọi là Cố Xuân. Ngài là vị linh mục đầu tiên tại đây. Đồng thời yên nghỉ ngàn năm tại đây. Mộ ngài gần cửa phía đông, bên trong nhà thờ, bằng với mặt nền nhà, bên trên đặt nằm một tấm bia để hàng ngày có những bàn chân gần gũi của tín hữu bước qua, dậm lên, coi như ngài dù đã về bên Chúa nhưng vẫn được luôn sống với Đời.
Trận bão năm Giáp Tý (1924) tàn phá sập một phần mái. Năm 1928, Linh mục Lê Kim Dung quản xứ lo việc trùng tu. Trong khuôn viên nhà thờ trước đây còn có trường trung học tư thục Trương Vĩnh Ký và cô nhi viện.
Năm 1994, nhà thờ đã hơn 100 năm, xuống cấp nhiều. Mỗi lần chuông đổ hai lầu chuông như rung rinh theo. Linh mục Bùi Huy Bích quản xứ năm đó lo đại trùng tu như hiện nay. Hai lầu chuông được gia cố thêm phần cốt sắt chống đỡ, những hoa văn tróc lở cứ theo y nét cũ trang điểm lại, những cánh cửa hư mục thì theo kiểu cũ mà thay thế, nhưng không đổi khác một bộ phận, một chi tiết nào.
Sân trước nhà thờ khá rộng, dưới tán phượng hồng là hình tượng một hang đá, tuy không lớn nhưng thâm nghiêm. Đây đó những cây dừa góp phần bóng mát. Hiện nay vừa xây dựng thêm một nhà lưu niệm và một ngọn đồi giả mang tên “đồi André” tưởng niệm Thánh Chân phước André Phú Yên.
Hàng năm, tại đây là địa điểm họp mặt hội thảo của thanh niên Thiên chúa giáo nhiều tỉnh trong nước, nhất là miền Trung và miền Nam”( Thuyngakhanhhoa's Blog).
“Cạnh nhà thờ có phòng truyền thống, mang tên Anrê Phú Yên (lấy từ tên thánh Andrew, nhưng nhằm giúp con chiên địa phương dễ nhớ nên viết thành Anrê), lưu trữ và triển lãm trang trọng tất cả những tư liệu liên quan đến chân phước (chức danh dành cho những nhà truyền giáo tử vì đạo) Anrê Phú Yên. Đây là người tử vì đạo đầu tiên trong số 117 vị tử vì đạo đã được phong thánh. Tại nhà thờ này còn lưu giữ được một ít tóc của chân phước Anrê Phú Yên. Sự độc đáo tiếp theo chính là những chiếc đèn treo rất cổ vẫn còn nguyên vẹn. Không gian nhà thờ hoàn toàn tĩnh lặng. Cửa nhà thờ luôn rộng mở, ngoại trừ khu tu hành của các cha, du khách có thể ngắm nhìn và vào tận bên trong thánh đường để khấn nguyện.
Nghe nói Anrê Phú Yên là người sinh ra ở xã An Thạch, tử vì đạo trước khi nhà thờ được xây dựng. Hiện nay, trước nhà thờ, bên phải có bức tượng thánh Anrê Phú Yên trên một ngọn đồi cỏ nhỏ, trước nhà thờ có một nhà truyền thống lưu giữ di tích của vị thánh tử nạn khi chỉ vừa 19 tuổi này. Ở đó có những bức họa miêu tả cảnh hành hình Anrê Phú Yên, được vẽ theo lời tường thuật của cha Alexandre de Rhodes, những mảnh gốm, gạch ngói của nền nhà nguyện nơi Anrê Phú Yên chịu phép rửa tội do chính Alexandre de Rhodes thực hiện cùng một số sách báo viết về Anrê Phú Yên.” (Theo Khuê Việt Trường
Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần).
Đoàn tiếp tục lên xe đi Ghềnh Đá Đĩa - một thắng cảnh nổi tiếng có 1 không 2 ở Việt Nam.
“Tên gọi gành Đá Đĩa phần nào đã nói lên đặc điểm của gành này. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặc điểm này mới có tên là gành Đá Đĩa.
Theo nghiên cứu bước đầu của các nhà địa chất thuộc Đoàn địa chất 703 thì Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) cách vị trí gành Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km theo đường chim bay. Núi lửa này hoạt động cách nay khoảng gần 200 triệu năm, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển, bất ngờ gặp nước biển lạnh nên lập tức bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc.
Gành Đá Đĩa có chiều rộng 50m và trải dài hơn 2.000m. Cạnh gành có một bãi cát hình lưỡi liềm, dài khoảng 3km, cát ở đây trắng, sạch và mịn, là bãi tắm rất tốt.
Từ trên cao nhìn xuống, ghềnh Đá Đĩa giống như một tổ ong khổng lồ. Người ta ước tình có khoảng 35.000 cột đá tại đây với nhiều hình thù ken đều chắc chắn, giống như một bức tường bằng cột đá, rất khít nhau như có bàn tay sắp xếp, đạo diễn của con người trên một diện tích khoảng 1km2. Trung bình mỗi cột đá cao từ 60 - 80cm, tiết diện mỗi cột đá khoảng 20 - 30cm. Tại chính giữa mỏm núi có một vũng nước ngọt nhỏ nhưng không bao giờ cạn”
Không có hoạt đồng gì ngoài hoạt động tạo dáng, bấm máy chụp hình.
Đoàn tiếp tục đi đầm Ô loan, tại đây mải xớn xác làm kiểu nên được quà tặng mang theo dưới đế giầy.
Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào. Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm. Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét. Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.
Tuy vậy, khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt…Nhìn từ phía nam, đầm Ô Loan giống như chim phượng hoàng đang xoải cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong thả bay trên bầu trời cao xanh thăm thẳm.
Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi tầm mắt chạm vào núi Từ Bi có một doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông giống như con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng vừa vục đầu xuống đầm uống nước. Núi Từ Bi là một nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, có con suối cùng tên Từ Bi, bắt nguồn từ hòn Chồng. Suối chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ ra đầm, tạo nên cảnh quan thơ mộng.
Từ mạn Tây Bắc chạy ra tới An Ninh Đông là bãi cát vàng óng, có rừng phi lao chạy dài theo men bờ nước, xưa kia là nơi trú ẩn của các loài chim thú như le le, chàng bè, bồ nông, cò, diệc và nhiều nhất là vịt nước. Chúng sinh sống thành từng đàn, bắt cá dưới lòng đầm.
Khi đứng ngắm mặt đầm buổi bình minh, du khách dễ có những tưởng tượng, rằng các dãy đồi phía Đông-Nam như hình dáng con chim khổng lồ đang chuẩn bị cất cánh bay lên trời cao lộng gió và nắng. Nhưng khi hoàng hôn buông xuống, lại thấy cánh chim xoải rộng như đang xoè đậu bên cạnh mặt hồ lăn tăn gợn sóng… Đây không phải là ảo giác mà chỉ vì quanh đầm có những ghềnh đá nhô xa ra ngoài đầm tạo thành những mỏm mới thoạt nhìn có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo nhãn quan và tâm trạng mỗi người trong từng thời điểm khác nhau: như mỏm Cây Sanh có lúc như cánh chim vươn cao, lúc nhìn như tà áo lụa xanh bay lất phất trong nắng sớm. Có lẽ chính bởi thế núi đồi, vị trí của đầm nên nhiều tao nhân mặc khách đã không tiếc lời ngợi ca qua nhạc họa thơ văn, mà tiêu biểu là nhà thơ Xuân Diệu khi đứng nhìn mặt đầm đã thốt lên: “Mặt đầm, đôi cánh chim Loan mở”. Còn trước đó khá lâu, thi sĩ Tản Đà đã ghé ngang qua đây và thốt lên rằng: “Lấy chi vui với thu tàn; Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Dung dị và mộc mạc hơn, trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao đánh dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của nhân dân Phú Yên và riêng của Lê Thành Phương, người anh hùng của quê hương đã ngẩng cao đầu trước lưỡi gươm kẻ thù:
“Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần Vương
Trải bao gối đất nằm sương
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.”
“ Lẻ loi như cụm núi Sầm Thản nhiên như mặt nươc đầm Ô Loan”
Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những con hàu bám vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ. Đầm Ô Loan có nhiều hải sản sinh sống như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú… nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là con sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọt và rất thơm, thơm hơn sò huyết các nơi khác, được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Trước đây, sò huyết Ô Loan không chỉ có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan…
Hiện nay, đầm Ô Loan được Bộ VHTT xếp vào di tích danh thắng cấp quốc gia. Hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanh đầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền thống, thu hút nhiều đội ghe đua ở các địa phương khác đến tham gia. Trước đó, ngư dân cũng tổ chức cúng thần, cầu ngư, hò bá trạo…Trong dân gian có nhiều huyền thoại về tên gọi đầm Ô Loan, nhưng gần gũi nhất là câu chuyện về nàng Loan và chim Ô thước đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Theo lời kể của ông Cao Phi Yến một nhân sĩ và là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian kể lại rằng: Ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình hay tinh nghịch. Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần gian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nên khi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay, nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi, sau này mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm.
Cả đoàn phải đợi tôi giải quyết món quà không chờ đợi đó trước khi lên đường đi Sông Cầu ăn trưa.
Bữa ăn trưa của chúng tôi bao gồm: Ghẹ, gà nấu lá giang, cơm canh, rau.
Trở về khách sạn, trên đường dừng tại trung tâm bảo trợ xã hội Tuy Hòa nơi có 16 em nhỏ 64 cụ già cô đơn không nơi nương tựa. Khu nhà khá khang trang và sạch đẹp.
Khi chúng tôi đến được trung tâm, vào thăm thì mới biết chỉ còn lại 8 em, những em khách lành lặn đã được các gia đình nước ngoài nhận nuôi.
Nghỉ ngơi 01 tiếng trước khi lên xe đi golden beach resort để bơi và ăn tối.
Khi lên xe đi golden beach thì mình không muốn bơi nữa vì vừa tắm rất sạch sẽ và sảng khoái tại khách sạn, tuy nhiên sau một vài hiệp đấu gay cấn thì cac đội có nhu cầu tuyển thủ môn và tôi với Việt là thủ môn bất đắc dĩ cho cả nhóm. Sau hiệp đấu hết sức là gay gắt và đầy tiếng cười, chúng tôi cũng không biết là đội nào thắng nhưng vui là chính nên cùng nhau đi ăn tối tại nhà hàng 5 sao cũng của Thuận Thảo gần bể bơi.
Sau bữa ăn tối muộn 22:30, chúng tôi tiếp tục lên tầng 17 của khách sạn Cen Delux để thưởng thức coctail, open talk.
Kết thúc lúc 23:30. Mọi người nháy nhau về khách sạn nghỉ ngơi, tuy nhiên đến 24:00 thì nhận được tin nhắn xuống lobby khách sạn để tổ chức sinh nhật cho Ms Hai Ha.
Đây là khâu chuẩn bị tại quầy rượu của Cen Delux:
Kết thúc một ngày vào lúc 00:30, đi ngủ. Giờ mới được sử dụng cái không gian phòng theo ý mình.
Chúng tôi ai cũng mệt phờ nên chẳng còn nói chuyện thêm được bao nhiêu....và chìm vào trong giấc ngủ.
03:00 Chuông báo thức rung, phải một lúc lâu tôi mới nhận ra đó là chuông báo thức. Ôi cái giường thật êm ấm làm sao, ai cũng đang ngủ, hay là mình ngủ tiếp nhỉ. Chẳng là chúng tôi hẹn nhau 03:00 sẽ đi đón tia nắng đầu tiên chiếu vào đất liền Việt Nam và các bạn khác thì chọn giải pháp thưởng thức dịch vụ 5 sao nên chỉ có 3 thành viên là có nhu cầu đi đón ông mặt trời trong đó có tôi và giờ thì thật là khó để ra khỏi chiếc giường ấm êm như thế.
Đi không đi? thôi đó là mục đích chính trong chuyến đi của mình, phải dậy thôi.
Vậy là đi, tôi alo cho 2 bạn kia và đi.
Gọi Taxi, anh có biết đường đi mũi Đại Lãnh không? alo, uh, 45km, ok. Không biết tuy nhiên đã hỏi đường...
trên xe 4 con người vẫn còn đang ngái ngủ và mệt mỏi đi và đi, mãi vẫn chưa thấy tới. Anh hỏi đường kỹ chưa đấy? Anh lái xe vẫn tiếp tục lên đèo.
Chắc là đến chỗ này mới quẹo...rồi đập cửa mà hỏi đường. Cuối cùng tôi gọi 1080 và được chỉ dẫn đường như sau:
Từ Tuy Hòa đi lên phía chân đèo cả mất khoảng 30 phút đi xe thì bên tay trái sẽ thấy biển: Khu di tích Vũng Rô,
quẹo vô đó khoảng 5km thì bên tay trái có một con đường đất, quẹo trái vào con đường đất đó, đi thẳng khoảng 7km nữa thì có một vịnh biển hiện ra, có một con đường đá bên tay phải, rẽ xuống là tới bãi Môn. Từ bãi Môn, co đường lên ngọn Hải Đăng Đại Lãnh, quãng đường đi lên cũng khá xa, mất khoảng 30 phút nếu biết đường đi.
Mò mẫm theo còn đường không biết có phải đường đi nên chúng tôi trèo đá, vượt suối để tới được ngọn Hải Đăng vẫn đang làm công việc của mình là chỉ lối cho những con tàu.
Con dường dốc, thời gian có hạn chúng tôi đi như bay hướng tới ngọn hải đăng nơi đã có 3 nhà nhiếp ảnh cũng đang đợi bình minh trên đó. Leo được lên đến nơi, chúng tôi lên chót vót đỉnh ngọn hải đăng vừa nhìn nhau vừa thở hổn hển, mồ hôi ướt đẫm, nhin nhau mà buồn cười.
Không cột cờ tung bay trước gió, Không cột mốc số 0 nhưng cái cảm giác được đứng trước một thiên nhiên tuyệt đẹp với biển với núi với ánh bình minh chờ đợi là khoảnh khắc không thể nào quên, một cảm xúc thiêng liêng khó tả.
Mặt trời đang lên, đang dần ra khỏi đám mây và lên cao.
“ Cuối thế kỷ XIX, đại úy hải quân Pháp Varella phát hiện và ghi dấu tầm quan trọng của doi đất nói trên trên bản đồ hàng hải và người Pháp gọi là mũi Cap Varella hay Mũi Nạy. Năm 1890, người Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh Mũi Nạy ở độ cao 86 m so với mặt biển. Thời đó người dân đi biển nhìn vào ngọn hải đăng để định vị và gọi quen miệng đó là Mũi Điện. Năm 1945, hải đăng Mũi Điện tạm ngưng hoạt động. Đến năm 1961, chính quyền Sài Gòn khôi phục hải đăng nhưng hoạt động chưa lâu thì phải tạm dừng bởi Mũi Điện nằm trong khu vực căn cứ miền đông của cách mạng, là hành lang đón các con tàu không số. Để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế trên biển của cách mạng vào Vịnh Vũng Rô, Mỹ ngụy ném bom dày đặc vào núi rừng khu vực Vũng Rô, phá hủy cả trạm hải đăng này. Sau đó, hải đăng Mũi Điện được xây dựng lại và chính thức đưa vào hoạt động ngày 3/7/1995, là một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia trong cả nước.
Từ chân tháp đến ngọn, đèn biển cao khoảng 26 m với 100 bậc cầu thang xoắn ốc làm bằng gỗ Lim. Ngọn hải đăng này sử dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời phát đèn tự động từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Trước kia, muốn đến được Mũi Điện người ta phải đi tàu mất hàng giờ. Ngày nay, du khách có thể ngồi trên xe ô tô theo con đường nhựa phẳng lì dọc theo bờ biển để đến Mũi Điện với khoảng vài chục phút từ thị xã Tuy Hoà. Từ chân núi, du khách mất khoảng 20 phút là có thể lên đến đỉnh Mũi Nạy, khám phá ngọn hải đăng. Điểm đặc biệt, dưới chân Mũi Điện là biển Bãi Môn nằm lọt giữa hai dãy núi tạo thành một vịnh nhỏ nước trong như ngọc bên cạnh một đồi cát di động như đồi Hồng ở Mũi Né ”. ( Vietnamtourism.edu.vn)
“ Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Điện, mũi Nạy, mũi Diều, hay mũi Kê Gà, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền...
Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng (năm 1945), đến năm 1961 mới hoạt động trở lại, nhưng do vùng Đại Lãnh - Vũng Rô là căn cứ cách mạng, trên biển là nơi tiếp nhận những chiếc tàu không số của những người cộng sản chở vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh Việt Nam nên hải đăng bị hủy bỏ, đến năm 1997 mới được khôi phục, Mũi Điện trở thành một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia.
Tàu không số là các con tàu vận tải của Bắc Việt Nam, chở vũ khí, đạn dược, quân giới...vượt đường biển nhằm chi viện cho lượng cộng sản ở Nam Việt Nam.
Đường HCM trên biển “ Sau khi mở đường Trường Sơn tháng 5/1959; vào tháng 7/1959 Bộ Chính Trị ra chỉ thị nghiên cứu và tố chức một tuyến vận tải đường biển khác, rạch biển Đông lợi dụng yếu tố bất ngờ,bí mật để đi nhanh, kịp thời vận chuyển khí tài phục vụ cho cuộc chiến đang leo thang ở miền Nam. Nhiệm vụ được giao cho đoàn 759
Khi Đoàn 759 đang trong quá trình tổ chức, xây dựng, thì Ban Bí thư Đảng chỉ thị cho các Tỉnh uỷ miền Nam nơi nào có điều kiện tổ chức đưa thuyền ra miền Bắc nhận vũ khí vào.Trong lúc Đang thiếu vũ khí, nhận được lệnh của TW Đảng các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Bà Rịa tổ chức các thuyền vượt biển ra miền Bắc. Kết quả có 05 thuyền ra Bắc, gồm 42 người, có 18 đảng viên, 2 cán bộ xã, còn lại là ngư dân. Những người đi bộ ra Bắc cũng tới được Hà Nội. Để có cơ sở vũng chắc thực hiện nhiệm vụ, đoàn đã lấy 1 thuyền trong số thuyền từ Nam ra và tổ chức vào Nam thực hiện nhiệm vụ trinh sát để khẳng định đường đi, hoạt động của địch, tuyến hành trình của ta, địa hình luồng lạch ở miền Nam và các bến, bãi sẽ đón nhận hàng vào… Chuyến đi khảo sát kéo dài tới 3 tháng sau thuyền mới ra được miền Bắc để báo cáo tình hình.” ( wiki).
Tạm biệt Đại lãnh bằng việc kiểm lâm thu tiền gọi là phí bảo vệ môi trường 3 người (50.000). Xuống theo đường khác dễ đi hơn để về và thêm một khoản tiền phí nữa - phí đậu xe (20.000). Tổng chi phí cho chuyên đi đón bình minh này là môi người hết 220.000.
06:30 Chúng tôi lên xe về lại Tuy Hòa bằng con đường ven biển, tới sân bay Tuy Hòa và về đến khách sạn lúc 07:00. (Chú ý từ Tuy Hòa ra mũi Đại Lãnh có thể đi theo đường ra sân bay Tuy Hòa và đi thẳng là tới Mũi Đại Lãnh).
Ăn sáng, trả phòng trong khi các InnoVietters khác mang sữa đến cho các em nhỏ ở trung tâm bảo trợ xã hội.
08:00 Lên đường chinh phục núi Đá Bia. Đến chân núi, vì không biết chúng tôi phải mua vé vào khu du lịch sinh thái núi Đá Bia (15.000/vé) tuy nhiên khi vào đến nơi mới biết là mình mua nhầm, đây là khu sinh thái không liên quan gì đến núi Đá Bia cả, muốn chinh phục núi Đá Bia thì từ chỗ bán vé của khu sinh thái, rẽ tay trái và đi theo con đường mòn để lên núi, không tốn đồng xu nào cả.
Núi Ðá Bia nằm ở phía nam tỉnh Phú Yên, dọc quốc lộ 1A cách Phú Yên 23km, thuộc dãy Ðèo Cả. Ði từ chân núi Ðá Bia lên đến đỉnh 2.280m, đá bia chỉ ở độ cao khoảng 706m.
Theo tương truyền, năm Tân Mão, niên hiệu Hồng Ðức thứ 2 (1471), sau khi thu phục kinh đô Chà Màn, vua Lê Thánh Tông thừa thắng tiến đến đây cho khắc chữ lên mặt đá, làm bia định ranh giới giữa hai nước Ðại Việt - Chiêm Thành. Ðại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái ghi lại công lao mở mang bờ cõi của vua Lê Thánh Tông.
"Mở mang Quảng Nam, đặt Trấn Nanh
Ðề phòng muôn dặm, uy linh ai bì
Kỷ công núi có đá bia
Thi văn các tập Thần khuê còn truyền."
Không những Ðá Bia có một lịch sử của ngàn xưa mà đây còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh. Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng bạn sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.
Ðỉnh Ðá bia là một ước vọng lớn và là một nỗi đam mê tột cùng của người dân Phú Yên. Từ lâu người dân hình dung ra đá bia là một cái gì đó thiêng liêng (dân gian kính trọng gọi là Ông Bia). Kính trọng Ông Bia để chiêm ngưỡng, tạo ra một nơi thờ phụng trên ngọn Ðá Bia để các thế hệ con cháu lên tế lễ tiền nhân và những anh hùng liệt sỹ hy sinh trong vùng này bỏ mình vì đất nước. Quy tụ hoa thơm cỏ lạ trên khắp dãy núi Ðèo Cả trồng thành một vườn hoa trên núi Ðá Bia tạo ra các lối đi để khách du lịch chiêm ngưỡng trời đất.” ( vntourism.edu.vn)
con đường dốc dài 2km với những bậc đá cao, cây cối rậm rạp, chim chóc hót líu lo, chúng tôi khởi hành lúc 10:00, đi được một đoạn thì mệt quá nên cứ nghe thấy sắp tới nơi rồi, mà đường thì vẫn còn hun hút. Có đoạn ghi 28 bậc tam cấp mà đếm đến mấy lần vẫn chưa thấy Đá Bia đâu. Chúng tôi chạm được đến đỉnh núi từ 11h:30 đến 12:00,
có những bạn sale đi dep cao gót mà cũng cố gắng chinh phục cho bằng được. Thật là khâm phục lắm lắm. ăn trưa picnic trên núi và bắt đầu xuống núi lúc 13:00.
15:00 Xe khởi hành đi Bãi Môn - Mũi Đại lãnh cho các bạn chiêm ngưỡng ngon hải đăng từ xa hehe...
16:00 Đoàn lên xe đi Nha Trang.
18:00 Tời Nha Trang, check in Lasue Hotel, nghỉ ngơi, ăn tối tại nhà hàng chopstick. 5 người về khách sạn ngủ và 6 người khác còn sức lực nên đi Karaoke và đi bar đến 02:00 sáng hôm sau mới về lại khách sạn. Nghe nói cuộc ăn chơi kéo dài này chi phí mỗi người là 200.000 rẻ chán nhỉ?
Ngày 3: Biển đảo Nha Trang.
Hôm qua, sau khi ăn tối mọi người quyết định đi Biển đảo Nha TRang vì lý do đơn giản là chi phí công ty bao hehe.
07:00 Hẹn nhau ở Lobby khách sạn, ăn sáng, chờ đợi đến 09:00 Xe tới đón đoàn đi ra bến tàu tham quan đảo. Mr Guide của chúng tôi tỏ ra là một anh chàng với rất nhiều trò, đa di năng tên gọi là anh Mười. Mr guide đố về đặc sản của xứ biển Nha TRang này và đoàn mình nói con Cầu Gai - Mr guide nói: Anh là người thứ 4 trả lời câu hỏi và trả lời đúng, chúc mừng anh vào ngày này, tháng này 4 năm sau anh đến với công ty sẽ nhận được chuyến đi đảo miễn phí hehehe...
Tàu tới Hòn Mun - nơi có rất nhiều san hô đẹp.Chúng tôi đeo kính lặn, ngắm nhìn san hô uyển chuyển trong nước và những chú cá bơi lội tung tăng thật là sống động.
đoàn tiếp tục đi hòn Một, tàu đỗ ở một vịnh biển trong: những chiếc ghế ngồi được ngả ra, chiếc khăn trải bàn được phủ lên và bữa trưa được dọn ra với những cá, mực, khoai tây chiên, thịt nướng, trứng tráng, rau xào, cơm canh... cũng đủ món nhỉ.? Chắc là do say tàu hay có thể do mệt mỏi chúng tôi ăn được rất ít và ngán ngẩm không muốn ăn.
Sau bữa ăn trưa và màn ca nhạc kiêm tra tấn. Tôi cố gắng tìm chỗ ngủ mà không tài nào thoát khỏi cái âm thanh choáng choang kia. Cuối cùng thì cũng kết thúc sau 01h tra tấn.
Tiếp theo là màn biểu diễn dưới nước - Rượu vang được rót ra, những chiếc phao được ném xuống biển, Mr Guide lúc này lại thể hiện là một barman với màn uốn dẻo, múa sexy và rót rượu cho khách. Các vị khách thi nhau nhảy từ trên boog tàu xuông biển nhâm nhi rượu vang và cười đùa.
Kể ra thì sẽ là một hoạt động tuyệt vời nhưng hôm đó thực chất thì thấy ghê ghê, ...
Kết thúc màn rượu vang, đoàn đến với Bãi Sỏi - vé vào cổng là 20.000/vé.
Sau những ngày vật vã có lẽ chúng tôi cùng cần massage nên khi nghe mr Guide nói đến bãi sỏi các bạn đi bộ 15 phút massage chân, mỏi chúng ta ngồi xuống vô tình massage mông, lăn đi lăn lại chúng ta massage toàn thân hehe, mình khoái cái vụ này.
Chúng tôi đi lại trên những viên sỏi và nói với nhau rằng hãy đi không chỉ cho chúng ta mà cho cả những em bé ở Tuy Hòa không đi lại được. Chúng tôi những người còn khỏe mạnh thì ra tắm nắng, massage sỏi và lăn.
Tôi thích cái bãi này và hòn Mun.
Tiếp theo, chúng tôi đến với hồ cá Trí Nguyên, cả đoàn chẳng ai vào thăm, nên vạ vật bên ngoài rồi về lại khách sạn lúc 17:00.
Ai cũng rã rời, thiếu sức sống. Chúng tôi ăn tại nhà hàng gần đó - đây là bữa ăn ngon nhất trong cuộc hành trình.
20:00 Tạm biệt Nha Trang, lên xe Trà Lan Viên về lại thành phố.
06:00 Tới 203 phạm Ngũ Lão, kết thúc company trip 2009. 4 người tiếp tục làm việc và những người khác ai về nhà nấy.
Có 4 địa danh được công ty nhắc tới trong chuyến đi này tuy nhiên sau khi vote thì Phú Yên đã được chọn vì lý do đơn giản về thời gian, là hoang sơ, có nắng, có gió, có biển, có núi, có đảo, có khách sạn 5 sao,...
Còn với mình mình vote Phú Yên vì mình muốn đón ánh nắng bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam - Cực đông của tổ quốc.
Hành trình của chúng tôi có khác so với dự kiến ban đầu: Rẻ - trải nghiệm nhiều - tiêu tiền ít.
Đêm 1: TP Hồ Chí Minh - Tuy Hòa
Tại văn phòng InnoViet:
Guide 1: Các bạn kia đã về chưa?
Chưa.
18:30
To Guide 2:
Alo về đến đâu rồi?
Sắp về rồi - 15 phut nữa.
OK.
To Guide 3:
Alo về đến dâu rồi?
Về rồi nhưng còn về nhà lấy quần áo.
ok.
Cơm chưa?
Thôi có bún bò huế đây ăn tạm trước khi đi.
ok
quần áo bẩn thì sao?
Cứ để ở văn phòng đi, đi thôi không muộn tàu.
Vậy là lên taxi ra ga tàu lửa đón chuyến tàu tốc hành golden train đi Tuy Hòa lúc 19:40. Tất cả các InnoVietters mặc dù đều rất mệt nhưng hai khoang hạng sang của golden train vẫn náo nhiệt bởi hoạt động bài bạc hết công suất.
06:00 25/09/09 Tàu tời ga Tuy Hòa, đoàn khách đi bụi bước xuống tàu với ba lo, túi xách tiến về phía sân ga - Nơi có một biển đón hoành tráng cùng với hai anh chàng ngự lâm quân của khách sạn Cen Delux. Cha cha... sáng sớm mà các chàng đã rất bảnh bao, tươi cười chào đón. Chúng tôi lên chiếc xe county 29 chỗ mới coong để về khách sạn, check in/
Đây là lần đầu tiên đoàn ở khách sạn 5 sao nên các bạn rất chi là hào hứng quay phim chụp hình các trang thiết bị có trong phòng, từ view đếm phòng tắm.
08:00 Đoàn lên xe bắt đầu hành trình tham quan, trên con đường thiên lý Bắc Nam, có một quán ven đường được anh tài xế giới thiệu với cháo thịt và bánh hỏi ăn khá là ngon. Bánh tráng giòn tan, mắm thơm và đậm đà, đúng là miền biển cá bạc tôm vàng.
Sau khi giải quyết nhu cầu cho cái dạ dầy xong thì hào hứng hẳn lên, chúng tôi thi nhau trổ tài hướng dẫn viên, thi nhau hát về biển.
Đoàn cứ đi và đến nhà thờ Mằng Lăng:
Một trong những nhà cổ nhất miền trung. Nhìn từ ngoài vào nha thờ có kiến trúc kha giống với một số nhà thờ cổ ơ Mekong Delta như nhà thờ Năng Gù, Nhà thờ Cù Lao Giang . “Từ thời Phó tướng Nguyễn Phước Vinh làm Trấn Thủ dinh Trấn Biên, các giáo sĩ Tây phương đã đến truyền giáo tại Phú Yên. Đầu tiên là Linh mục Buzomi, người Ý Đại Lợi. Năm 1641 Linh mục Alexandxe de Rhodes (Giáo sĩ Đắc Lộ – Cố Tràng) đã rửa tội cho giáo dân tại đây.
Trên khu vực 5.000m vuông, nhà thờ Mằng Lăng xây dựng theo kiến trúc cổ điển. Mặt trước trang trí nhiều hoa văn, có hai lầu chuông hai bên, chính giữa là thập tự giá. Tất cả sơn màu xanh xám, cái màu sắc giản dị hòa đồng với khung cảnh ruộng vườn cây lá.
Nhà thờ Mằng Lăng xây dựng năm 1892 bằng kinh phí của Tu hội Thừa sai Paris, do công của Linh mục Joseph La Cassagne, người Pháp, tục gọi là Cố Xuân. Ngài là vị linh mục đầu tiên tại đây. Đồng thời yên nghỉ ngàn năm tại đây. Mộ ngài gần cửa phía đông, bên trong nhà thờ, bằng với mặt nền nhà, bên trên đặt nằm một tấm bia để hàng ngày có những bàn chân gần gũi của tín hữu bước qua, dậm lên, coi như ngài dù đã về bên Chúa nhưng vẫn được luôn sống với Đời.
Trận bão năm Giáp Tý (1924) tàn phá sập một phần mái. Năm 1928, Linh mục Lê Kim Dung quản xứ lo việc trùng tu. Trong khuôn viên nhà thờ trước đây còn có trường trung học tư thục Trương Vĩnh Ký và cô nhi viện.
Năm 1994, nhà thờ đã hơn 100 năm, xuống cấp nhiều. Mỗi lần chuông đổ hai lầu chuông như rung rinh theo. Linh mục Bùi Huy Bích quản xứ năm đó lo đại trùng tu như hiện nay. Hai lầu chuông được gia cố thêm phần cốt sắt chống đỡ, những hoa văn tróc lở cứ theo y nét cũ trang điểm lại, những cánh cửa hư mục thì theo kiểu cũ mà thay thế, nhưng không đổi khác một bộ phận, một chi tiết nào.
Sân trước nhà thờ khá rộng, dưới tán phượng hồng là hình tượng một hang đá, tuy không lớn nhưng thâm nghiêm. Đây đó những cây dừa góp phần bóng mát. Hiện nay vừa xây dựng thêm một nhà lưu niệm và một ngọn đồi giả mang tên “đồi André” tưởng niệm Thánh Chân phước André Phú Yên.
Hàng năm, tại đây là địa điểm họp mặt hội thảo của thanh niên Thiên chúa giáo nhiều tỉnh trong nước, nhất là miền Trung và miền Nam”( Thuyngakhanhhoa's Blog).
“Cạnh nhà thờ có phòng truyền thống, mang tên Anrê Phú Yên (lấy từ tên thánh Andrew, nhưng nhằm giúp con chiên địa phương dễ nhớ nên viết thành Anrê), lưu trữ và triển lãm trang trọng tất cả những tư liệu liên quan đến chân phước (chức danh dành cho những nhà truyền giáo tử vì đạo) Anrê Phú Yên. Đây là người tử vì đạo đầu tiên trong số 117 vị tử vì đạo đã được phong thánh. Tại nhà thờ này còn lưu giữ được một ít tóc của chân phước Anrê Phú Yên. Sự độc đáo tiếp theo chính là những chiếc đèn treo rất cổ vẫn còn nguyên vẹn. Không gian nhà thờ hoàn toàn tĩnh lặng. Cửa nhà thờ luôn rộng mở, ngoại trừ khu tu hành của các cha, du khách có thể ngắm nhìn và vào tận bên trong thánh đường để khấn nguyện.
Nghe nói Anrê Phú Yên là người sinh ra ở xã An Thạch, tử vì đạo trước khi nhà thờ được xây dựng. Hiện nay, trước nhà thờ, bên phải có bức tượng thánh Anrê Phú Yên trên một ngọn đồi cỏ nhỏ, trước nhà thờ có một nhà truyền thống lưu giữ di tích của vị thánh tử nạn khi chỉ vừa 19 tuổi này. Ở đó có những bức họa miêu tả cảnh hành hình Anrê Phú Yên, được vẽ theo lời tường thuật của cha Alexandre de Rhodes, những mảnh gốm, gạch ngói của nền nhà nguyện nơi Anrê Phú Yên chịu phép rửa tội do chính Alexandre de Rhodes thực hiện cùng một số sách báo viết về Anrê Phú Yên.” (Theo Khuê Việt Trường
Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần).
Đoàn tiếp tục lên xe đi Ghềnh Đá Đĩa - một thắng cảnh nổi tiếng có 1 không 2 ở Việt Nam.
“Tên gọi gành Đá Đĩa phần nào đã nói lên đặc điểm của gành này. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặc điểm này mới có tên là gành Đá Đĩa.
Theo nghiên cứu bước đầu của các nhà địa chất thuộc Đoàn địa chất 703 thì Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) cách vị trí gành Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km theo đường chim bay. Núi lửa này hoạt động cách nay khoảng gần 200 triệu năm, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển, bất ngờ gặp nước biển lạnh nên lập tức bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc.
Gành Đá Đĩa có chiều rộng 50m và trải dài hơn 2.000m. Cạnh gành có một bãi cát hình lưỡi liềm, dài khoảng 3km, cát ở đây trắng, sạch và mịn, là bãi tắm rất tốt.
Từ trên cao nhìn xuống, ghềnh Đá Đĩa giống như một tổ ong khổng lồ. Người ta ước tình có khoảng 35.000 cột đá tại đây với nhiều hình thù ken đều chắc chắn, giống như một bức tường bằng cột đá, rất khít nhau như có bàn tay sắp xếp, đạo diễn của con người trên một diện tích khoảng 1km2. Trung bình mỗi cột đá cao từ 60 - 80cm, tiết diện mỗi cột đá khoảng 20 - 30cm. Tại chính giữa mỏm núi có một vũng nước ngọt nhỏ nhưng không bao giờ cạn”
Không có hoạt đồng gì ngoài hoạt động tạo dáng, bấm máy chụp hình.
Đoàn tiếp tục đi đầm Ô loan, tại đây mải xớn xác làm kiểu nên được quà tặng mang theo dưới đế giầy.
Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào. Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm. Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét. Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.
Tuy vậy, khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt…Nhìn từ phía nam, đầm Ô Loan giống như chim phượng hoàng đang xoải cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong thả bay trên bầu trời cao xanh thăm thẳm.
Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi tầm mắt chạm vào núi Từ Bi có một doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông giống như con chim hạc vừa giang đôi cánh rộng vừa vục đầu xuống đầm uống nước. Núi Từ Bi là một nhánh nhỏ của đèo Quán Cau, có con suối cùng tên Từ Bi, bắt nguồn từ hòn Chồng. Suối chảy ngoằn ngoèo qua các khe núi rồi đổ ra đầm, tạo nên cảnh quan thơ mộng.
Từ mạn Tây Bắc chạy ra tới An Ninh Đông là bãi cát vàng óng, có rừng phi lao chạy dài theo men bờ nước, xưa kia là nơi trú ẩn của các loài chim thú như le le, chàng bè, bồ nông, cò, diệc và nhiều nhất là vịt nước. Chúng sinh sống thành từng đàn, bắt cá dưới lòng đầm.
Khi đứng ngắm mặt đầm buổi bình minh, du khách dễ có những tưởng tượng, rằng các dãy đồi phía Đông-Nam như hình dáng con chim khổng lồ đang chuẩn bị cất cánh bay lên trời cao lộng gió và nắng. Nhưng khi hoàng hôn buông xuống, lại thấy cánh chim xoải rộng như đang xoè đậu bên cạnh mặt hồ lăn tăn gợn sóng… Đây không phải là ảo giác mà chỉ vì quanh đầm có những ghềnh đá nhô xa ra ngoài đầm tạo thành những mỏm mới thoạt nhìn có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo nhãn quan và tâm trạng mỗi người trong từng thời điểm khác nhau: như mỏm Cây Sanh có lúc như cánh chim vươn cao, lúc nhìn như tà áo lụa xanh bay lất phất trong nắng sớm. Có lẽ chính bởi thế núi đồi, vị trí của đầm nên nhiều tao nhân mặc khách đã không tiếc lời ngợi ca qua nhạc họa thơ văn, mà tiêu biểu là nhà thơ Xuân Diệu khi đứng nhìn mặt đầm đã thốt lên: “Mặt đầm, đôi cánh chim Loan mở”. Còn trước đó khá lâu, thi sĩ Tản Đà đã ghé ngang qua đây và thốt lên rằng: “Lấy chi vui với thu tàn; Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hàu”. Dung dị và mộc mạc hơn, trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao đánh dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của nhân dân Phú Yên và riêng của Lê Thành Phương, người anh hùng của quê hương đã ngẩng cao đầu trước lưỡi gươm kẻ thù:
“Ô Loan nước lặng như tờ
Thương người chiến sĩ dựng cờ Cần Vương
Trải bao gối đất nằm sương
Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.”
“ Lẻ loi như cụm núi Sầm Thản nhiên như mặt nươc đầm Ô Loan”
Trong đầm còn có những rạng ngầm dưới mặt nước, là nơi để những con hàu bám vào sinh sống, một loại hải sản ngon, mát bổ. Đầm Ô Loan có nhiều hải sản sinh sống như tôm, cá, ghẹ, cua huỳnh đế, điệp, cá mú… nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là con sò huyết Ô Loan cơm dày, thịt ngọt và rất thơm, thơm hơn sò huyết các nơi khác, được du khách trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Trước đây, sò huyết Ô Loan không chỉ có mặt khắp nơi trong nước mà còn xuất khẩu sang Singapore, Thái Lan…
Hiện nay, đầm Ô Loan được Bộ VHTT xếp vào di tích danh thắng cấp quốc gia. Hàng năm, vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch, nhân dân sống quanh đầm tổ chức lễ hội đua ghe truyền thống, thu hút nhiều đội ghe đua ở các địa phương khác đến tham gia. Trước đó, ngư dân cũng tổ chức cúng thần, cầu ngư, hò bá trạo…Trong dân gian có nhiều huyền thoại về tên gọi đầm Ô Loan, nhưng gần gũi nhất là câu chuyện về nàng Loan và chim Ô thước đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Theo lời kể của ông Cao Phi Yến một nhân sĩ và là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian kể lại rằng: Ngày xưa, có nàng tiên trên trời rất xinh đẹp tên nàng Loan, nhưng tính tình hay tinh nghịch. Một ngày nọ nàng Loan mượn con chim Ô thước bay xuống trần gian dạo chơi khắp nơi mà không hề để ý chim đã mỏi cánh, đói và khát, nên khi ngang qua Tuy An, chim không còn đủ sức để bay, nên hạ cánh xuống dãy núi Từ Bi, sau này mượn tên chim Ô thước của nàng Loan ghép chung với tên nàng, gọi tắt là Ô Loan để đặt tên cho đầm.
Cả đoàn phải đợi tôi giải quyết món quà không chờ đợi đó trước khi lên đường đi Sông Cầu ăn trưa.
Bữa ăn trưa của chúng tôi bao gồm: Ghẹ, gà nấu lá giang, cơm canh, rau.
Trở về khách sạn, trên đường dừng tại trung tâm bảo trợ xã hội Tuy Hòa nơi có 16 em nhỏ 64 cụ già cô đơn không nơi nương tựa. Khu nhà khá khang trang và sạch đẹp.
Khi chúng tôi đến được trung tâm, vào thăm thì mới biết chỉ còn lại 8 em, những em khách lành lặn đã được các gia đình nước ngoài nhận nuôi.
Nghỉ ngơi 01 tiếng trước khi lên xe đi golden beach resort để bơi và ăn tối.
Khi lên xe đi golden beach thì mình không muốn bơi nữa vì vừa tắm rất sạch sẽ và sảng khoái tại khách sạn, tuy nhiên sau một vài hiệp đấu gay cấn thì cac đội có nhu cầu tuyển thủ môn và tôi với Việt là thủ môn bất đắc dĩ cho cả nhóm. Sau hiệp đấu hết sức là gay gắt và đầy tiếng cười, chúng tôi cũng không biết là đội nào thắng nhưng vui là chính nên cùng nhau đi ăn tối tại nhà hàng 5 sao cũng của Thuận Thảo gần bể bơi.
Sau bữa ăn tối muộn 22:30, chúng tôi tiếp tục lên tầng 17 của khách sạn Cen Delux để thưởng thức coctail, open talk.
Kết thúc lúc 23:30. Mọi người nháy nhau về khách sạn nghỉ ngơi, tuy nhiên đến 24:00 thì nhận được tin nhắn xuống lobby khách sạn để tổ chức sinh nhật cho Ms Hai Ha.
Đây là khâu chuẩn bị tại quầy rượu của Cen Delux:
Kết thúc một ngày vào lúc 00:30, đi ngủ. Giờ mới được sử dụng cái không gian phòng theo ý mình.
Chúng tôi ai cũng mệt phờ nên chẳng còn nói chuyện thêm được bao nhiêu....và chìm vào trong giấc ngủ.
03:00 Chuông báo thức rung, phải một lúc lâu tôi mới nhận ra đó là chuông báo thức. Ôi cái giường thật êm ấm làm sao, ai cũng đang ngủ, hay là mình ngủ tiếp nhỉ. Chẳng là chúng tôi hẹn nhau 03:00 sẽ đi đón tia nắng đầu tiên chiếu vào đất liền Việt Nam và các bạn khác thì chọn giải pháp thưởng thức dịch vụ 5 sao nên chỉ có 3 thành viên là có nhu cầu đi đón ông mặt trời trong đó có tôi và giờ thì thật là khó để ra khỏi chiếc giường ấm êm như thế.
Đi không đi? thôi đó là mục đích chính trong chuyến đi của mình, phải dậy thôi.
Vậy là đi, tôi alo cho 2 bạn kia và đi.
Gọi Taxi, anh có biết đường đi mũi Đại Lãnh không? alo, uh, 45km, ok. Không biết tuy nhiên đã hỏi đường...
trên xe 4 con người vẫn còn đang ngái ngủ và mệt mỏi đi và đi, mãi vẫn chưa thấy tới. Anh hỏi đường kỹ chưa đấy? Anh lái xe vẫn tiếp tục lên đèo.
Chắc là đến chỗ này mới quẹo...rồi đập cửa mà hỏi đường. Cuối cùng tôi gọi 1080 và được chỉ dẫn đường như sau:
Từ Tuy Hòa đi lên phía chân đèo cả mất khoảng 30 phút đi xe thì bên tay trái sẽ thấy biển: Khu di tích Vũng Rô,
quẹo vô đó khoảng 5km thì bên tay trái có một con đường đất, quẹo trái vào con đường đất đó, đi thẳng khoảng 7km nữa thì có một vịnh biển hiện ra, có một con đường đá bên tay phải, rẽ xuống là tới bãi Môn. Từ bãi Môn, co đường lên ngọn Hải Đăng Đại Lãnh, quãng đường đi lên cũng khá xa, mất khoảng 30 phút nếu biết đường đi.
Mò mẫm theo còn đường không biết có phải đường đi nên chúng tôi trèo đá, vượt suối để tới được ngọn Hải Đăng vẫn đang làm công việc của mình là chỉ lối cho những con tàu.
Con dường dốc, thời gian có hạn chúng tôi đi như bay hướng tới ngọn hải đăng nơi đã có 3 nhà nhiếp ảnh cũng đang đợi bình minh trên đó. Leo được lên đến nơi, chúng tôi lên chót vót đỉnh ngọn hải đăng vừa nhìn nhau vừa thở hổn hển, mồ hôi ướt đẫm, nhin nhau mà buồn cười.
Không cột cờ tung bay trước gió, Không cột mốc số 0 nhưng cái cảm giác được đứng trước một thiên nhiên tuyệt đẹp với biển với núi với ánh bình minh chờ đợi là khoảnh khắc không thể nào quên, một cảm xúc thiêng liêng khó tả.
Mặt trời đang lên, đang dần ra khỏi đám mây và lên cao.
“ Cuối thế kỷ XIX, đại úy hải quân Pháp Varella phát hiện và ghi dấu tầm quan trọng của doi đất nói trên trên bản đồ hàng hải và người Pháp gọi là mũi Cap Varella hay Mũi Nạy. Năm 1890, người Pháp xây dựng hải đăng trên đỉnh Mũi Nạy ở độ cao 86 m so với mặt biển. Thời đó người dân đi biển nhìn vào ngọn hải đăng để định vị và gọi quen miệng đó là Mũi Điện. Năm 1945, hải đăng Mũi Điện tạm ngưng hoạt động. Đến năm 1961, chính quyền Sài Gòn khôi phục hải đăng nhưng hoạt động chưa lâu thì phải tạm dừng bởi Mũi Điện nằm trong khu vực căn cứ miền đông của cách mạng, là hành lang đón các con tàu không số. Để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế trên biển của cách mạng vào Vịnh Vũng Rô, Mỹ ngụy ném bom dày đặc vào núi rừng khu vực Vũng Rô, phá hủy cả trạm hải đăng này. Sau đó, hải đăng Mũi Điện được xây dựng lại và chính thức đưa vào hoạt động ngày 3/7/1995, là một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia trong cả nước.
Từ chân tháp đến ngọn, đèn biển cao khoảng 26 m với 100 bậc cầu thang xoắn ốc làm bằng gỗ Lim. Ngọn hải đăng này sử dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời phát đèn tự động từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng. Trước kia, muốn đến được Mũi Điện người ta phải đi tàu mất hàng giờ. Ngày nay, du khách có thể ngồi trên xe ô tô theo con đường nhựa phẳng lì dọc theo bờ biển để đến Mũi Điện với khoảng vài chục phút từ thị xã Tuy Hoà. Từ chân núi, du khách mất khoảng 20 phút là có thể lên đến đỉnh Mũi Nạy, khám phá ngọn hải đăng. Điểm đặc biệt, dưới chân Mũi Điện là biển Bãi Môn nằm lọt giữa hai dãy núi tạo thành một vịnh nhỏ nước trong như ngọc bên cạnh một đồi cát di động như đồi Hồng ở Mũi Né ”. ( Vietnamtourism.edu.vn)
“ Mũi Đại Lãnh còn có tên gọi khác là mũi Điện, mũi Nạy, mũi Diều, hay mũi Kê Gà, thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
Mũi Đại Lãnh là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, và do một tướng người Pháp tên Varella phát hiện ra, vì thế, trước đây, người ta gọi đó là Cap Varella. Điểm đặc biệt của địa danh này là ở chỗ nó như một ngọn núi, lại giống một hòn đảo vì có một suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền, nhưng thực chất nó lại là đất liền...
Mũi Đại Lãnh có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng, và có ngọn hải đăng lớn cho tàu thuyền trong khu vực. Hải đăng mũi Đại Lãnh được người Pháp xây năm 1890 gồm khối nhà cao 5m với diện tích 320m2, dưới nền nhà có bể ngầm chứa nước mưa, trần nhà đặt hệ thống pin mặt trời để cung cấp năng lượng để hải đăng chiếu sáng và điện sinh hoạt cho những người gác ngọn hải đăng này. Tháp đèn hải đăng mũi Đại Lãnh là một khối hình trụ thon đều, màu xám, cao 26,5m so với nền toà nhà và cao 110m so mặt nước biển, và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng (năm 1945), đến năm 1961 mới hoạt động trở lại, nhưng do vùng Đại Lãnh - Vũng Rô là căn cứ cách mạng, trên biển là nơi tiếp nhận những chiếc tàu không số của những người cộng sản chở vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến tranh Việt Nam nên hải đăng bị hủy bỏ, đến năm 1997 mới được khôi phục, Mũi Điện trở thành một trong 45 đèn biển cấp một quốc gia.
Tàu không số là các con tàu vận tải của Bắc Việt Nam, chở vũ khí, đạn dược, quân giới...vượt đường biển nhằm chi viện cho lượng cộng sản ở Nam Việt Nam.
Đường HCM trên biển “ Sau khi mở đường Trường Sơn tháng 5/1959; vào tháng 7/1959 Bộ Chính Trị ra chỉ thị nghiên cứu và tố chức một tuyến vận tải đường biển khác, rạch biển Đông lợi dụng yếu tố bất ngờ,bí mật để đi nhanh, kịp thời vận chuyển khí tài phục vụ cho cuộc chiến đang leo thang ở miền Nam. Nhiệm vụ được giao cho đoàn 759
Khi Đoàn 759 đang trong quá trình tổ chức, xây dựng, thì Ban Bí thư Đảng chỉ thị cho các Tỉnh uỷ miền Nam nơi nào có điều kiện tổ chức đưa thuyền ra miền Bắc nhận vũ khí vào.Trong lúc Đang thiếu vũ khí, nhận được lệnh của TW Đảng các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Bà Rịa tổ chức các thuyền vượt biển ra miền Bắc. Kết quả có 05 thuyền ra Bắc, gồm 42 người, có 18 đảng viên, 2 cán bộ xã, còn lại là ngư dân. Những người đi bộ ra Bắc cũng tới được Hà Nội. Để có cơ sở vũng chắc thực hiện nhiệm vụ, đoàn đã lấy 1 thuyền trong số thuyền từ Nam ra và tổ chức vào Nam thực hiện nhiệm vụ trinh sát để khẳng định đường đi, hoạt động của địch, tuyến hành trình của ta, địa hình luồng lạch ở miền Nam và các bến, bãi sẽ đón nhận hàng vào… Chuyến đi khảo sát kéo dài tới 3 tháng sau thuyền mới ra được miền Bắc để báo cáo tình hình.” ( wiki).
Tạm biệt Đại lãnh bằng việc kiểm lâm thu tiền gọi là phí bảo vệ môi trường 3 người (50.000). Xuống theo đường khác dễ đi hơn để về và thêm một khoản tiền phí nữa - phí đậu xe (20.000). Tổng chi phí cho chuyên đi đón bình minh này là môi người hết 220.000.
06:30 Chúng tôi lên xe về lại Tuy Hòa bằng con đường ven biển, tới sân bay Tuy Hòa và về đến khách sạn lúc 07:00. (Chú ý từ Tuy Hòa ra mũi Đại Lãnh có thể đi theo đường ra sân bay Tuy Hòa và đi thẳng là tới Mũi Đại Lãnh).
Ăn sáng, trả phòng trong khi các InnoVietters khác mang sữa đến cho các em nhỏ ở trung tâm bảo trợ xã hội.
08:00 Lên đường chinh phục núi Đá Bia. Đến chân núi, vì không biết chúng tôi phải mua vé vào khu du lịch sinh thái núi Đá Bia (15.000/vé) tuy nhiên khi vào đến nơi mới biết là mình mua nhầm, đây là khu sinh thái không liên quan gì đến núi Đá Bia cả, muốn chinh phục núi Đá Bia thì từ chỗ bán vé của khu sinh thái, rẽ tay trái và đi theo con đường mòn để lên núi, không tốn đồng xu nào cả.
Núi Ðá Bia nằm ở phía nam tỉnh Phú Yên, dọc quốc lộ 1A cách Phú Yên 23km, thuộc dãy Ðèo Cả. Ði từ chân núi Ðá Bia lên đến đỉnh 2.280m, đá bia chỉ ở độ cao khoảng 706m.
Theo tương truyền, năm Tân Mão, niên hiệu Hồng Ðức thứ 2 (1471), sau khi thu phục kinh đô Chà Màn, vua Lê Thánh Tông thừa thắng tiến đến đây cho khắc chữ lên mặt đá, làm bia định ranh giới giữa hai nước Ðại Việt - Chiêm Thành. Ðại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái ghi lại công lao mở mang bờ cõi của vua Lê Thánh Tông.
"Mở mang Quảng Nam, đặt Trấn Nanh
Ðề phòng muôn dặm, uy linh ai bì
Kỷ công núi có đá bia
Thi văn các tập Thần khuê còn truyền."
Không những Ðá Bia có một lịch sử của ngàn xưa mà đây còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh. Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng bạn sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.
Ðỉnh Ðá bia là một ước vọng lớn và là một nỗi đam mê tột cùng của người dân Phú Yên. Từ lâu người dân hình dung ra đá bia là một cái gì đó thiêng liêng (dân gian kính trọng gọi là Ông Bia). Kính trọng Ông Bia để chiêm ngưỡng, tạo ra một nơi thờ phụng trên ngọn Ðá Bia để các thế hệ con cháu lên tế lễ tiền nhân và những anh hùng liệt sỹ hy sinh trong vùng này bỏ mình vì đất nước. Quy tụ hoa thơm cỏ lạ trên khắp dãy núi Ðèo Cả trồng thành một vườn hoa trên núi Ðá Bia tạo ra các lối đi để khách du lịch chiêm ngưỡng trời đất.” ( vntourism.edu.vn)
con đường dốc dài 2km với những bậc đá cao, cây cối rậm rạp, chim chóc hót líu lo, chúng tôi khởi hành lúc 10:00, đi được một đoạn thì mệt quá nên cứ nghe thấy sắp tới nơi rồi, mà đường thì vẫn còn hun hút. Có đoạn ghi 28 bậc tam cấp mà đếm đến mấy lần vẫn chưa thấy Đá Bia đâu. Chúng tôi chạm được đến đỉnh núi từ 11h:30 đến 12:00,
có những bạn sale đi dep cao gót mà cũng cố gắng chinh phục cho bằng được. Thật là khâm phục lắm lắm. ăn trưa picnic trên núi và bắt đầu xuống núi lúc 13:00.
15:00 Xe khởi hành đi Bãi Môn - Mũi Đại lãnh cho các bạn chiêm ngưỡng ngon hải đăng từ xa hehe...
16:00 Đoàn lên xe đi Nha Trang.
18:00 Tời Nha Trang, check in Lasue Hotel, nghỉ ngơi, ăn tối tại nhà hàng chopstick. 5 người về khách sạn ngủ và 6 người khác còn sức lực nên đi Karaoke và đi bar đến 02:00 sáng hôm sau mới về lại khách sạn. Nghe nói cuộc ăn chơi kéo dài này chi phí mỗi người là 200.000 rẻ chán nhỉ?
Ngày 3: Biển đảo Nha Trang.
Hôm qua, sau khi ăn tối mọi người quyết định đi Biển đảo Nha TRang vì lý do đơn giản là chi phí công ty bao hehe.
07:00 Hẹn nhau ở Lobby khách sạn, ăn sáng, chờ đợi đến 09:00 Xe tới đón đoàn đi ra bến tàu tham quan đảo. Mr Guide của chúng tôi tỏ ra là một anh chàng với rất nhiều trò, đa di năng tên gọi là anh Mười. Mr guide đố về đặc sản của xứ biển Nha TRang này và đoàn mình nói con Cầu Gai - Mr guide nói: Anh là người thứ 4 trả lời câu hỏi và trả lời đúng, chúc mừng anh vào ngày này, tháng này 4 năm sau anh đến với công ty sẽ nhận được chuyến đi đảo miễn phí hehehe...
Tàu tới Hòn Mun - nơi có rất nhiều san hô đẹp.Chúng tôi đeo kính lặn, ngắm nhìn san hô uyển chuyển trong nước và những chú cá bơi lội tung tăng thật là sống động.
đoàn tiếp tục đi hòn Một, tàu đỗ ở một vịnh biển trong: những chiếc ghế ngồi được ngả ra, chiếc khăn trải bàn được phủ lên và bữa trưa được dọn ra với những cá, mực, khoai tây chiên, thịt nướng, trứng tráng, rau xào, cơm canh... cũng đủ món nhỉ.? Chắc là do say tàu hay có thể do mệt mỏi chúng tôi ăn được rất ít và ngán ngẩm không muốn ăn.
Sau bữa ăn trưa và màn ca nhạc kiêm tra tấn. Tôi cố gắng tìm chỗ ngủ mà không tài nào thoát khỏi cái âm thanh choáng choang kia. Cuối cùng thì cũng kết thúc sau 01h tra tấn.
Tiếp theo là màn biểu diễn dưới nước - Rượu vang được rót ra, những chiếc phao được ném xuống biển, Mr Guide lúc này lại thể hiện là một barman với màn uốn dẻo, múa sexy và rót rượu cho khách. Các vị khách thi nhau nhảy từ trên boog tàu xuông biển nhâm nhi rượu vang và cười đùa.
Kể ra thì sẽ là một hoạt động tuyệt vời nhưng hôm đó thực chất thì thấy ghê ghê, ...
Kết thúc màn rượu vang, đoàn đến với Bãi Sỏi - vé vào cổng là 20.000/vé.
Sau những ngày vật vã có lẽ chúng tôi cùng cần massage nên khi nghe mr Guide nói đến bãi sỏi các bạn đi bộ 15 phút massage chân, mỏi chúng ta ngồi xuống vô tình massage mông, lăn đi lăn lại chúng ta massage toàn thân hehe, mình khoái cái vụ này.
Chúng tôi đi lại trên những viên sỏi và nói với nhau rằng hãy đi không chỉ cho chúng ta mà cho cả những em bé ở Tuy Hòa không đi lại được. Chúng tôi những người còn khỏe mạnh thì ra tắm nắng, massage sỏi và lăn.
Tôi thích cái bãi này và hòn Mun.
Tiếp theo, chúng tôi đến với hồ cá Trí Nguyên, cả đoàn chẳng ai vào thăm, nên vạ vật bên ngoài rồi về lại khách sạn lúc 17:00.
Ai cũng rã rời, thiếu sức sống. Chúng tôi ăn tại nhà hàng gần đó - đây là bữa ăn ngon nhất trong cuộc hành trình.
20:00 Tạm biệt Nha Trang, lên xe Trà Lan Viên về lại thành phố.
06:00 Tới 203 phạm Ngũ Lão, kết thúc company trip 2009. 4 người tiếp tục làm việc và những người khác ai về nhà nấy.
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2009
Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009
Nam Cat Tien
Vườn Quốc gia Cát tiên thuộc huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai.Tel: 0613669228
Nằm trên địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km, với tổng diện tích là 71.920ha, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là một trong những vườn quốc gia lớn nhất ở Việt Nam.
Hệ thực vật: Có khoảng 1610 loài, thuộc 162 họ, 75 bộ, đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông nam Bộ, với nhiều loài gỗ ưu thế họ Sao, Dầu, họ Tử Vi, họ Đậu, đặc biệt có những loài có giá trị cao cả về mặt kinh tế lẫn giá trị sinh học như: Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Giáng hương...
Các kiểu rừng tại vườn: Rừng lá rụng thường xanh,
Rừng nửa rụng lá
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
Rừng tre nứa thuần loại.
thảm thực vật đất ngập nước.
Hệ động vật
Theo thống kê hiện tại Vườn Cát tiên có 105 loài thú, 351 loài chim, 159 loài cá nước ngọt, 80 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư và 439 loài bướm.
Số lượng quý hiểm ở vườn nằm trong sách đỏ Việt nam gồm:
Thú: 18 loài
Chim: 20 loài.
Bò sát: 12 loài.
Lưỡng Cư: 01 loài
(trích tờ rơi Nam Cát Tiên)
Nằm trên địa phận 3 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 150km, với tổng diện tích là 71.920ha, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là một trong những vườn quốc gia lớn nhất ở Việt Nam.
Hệ thực vật: Có khoảng 1610 loài, thuộc 162 họ, 75 bộ, đặc trưng cho hệ thực vật miền Đông nam Bộ, với nhiều loài gỗ ưu thế họ Sao, Dầu, họ Tử Vi, họ Đậu, đặc biệt có những loài có giá trị cao cả về mặt kinh tế lẫn giá trị sinh học như: Gõ Đỏ, Cẩm Lai, Giáng hương...
Các kiểu rừng tại vườn: Rừng lá rụng thường xanh,
Rừng nửa rụng lá
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.
Rừng tre nứa thuần loại.
thảm thực vật đất ngập nước.
Hệ động vật
Theo thống kê hiện tại Vườn Cát tiên có 105 loài thú, 351 loài chim, 159 loài cá nước ngọt, 80 loài bò sát, 41 loài lưỡng cư và 439 loài bướm.
Số lượng quý hiểm ở vườn nằm trong sách đỏ Việt nam gồm:
Thú: 18 loài
Chim: 20 loài.
Bò sát: 12 loài.
Lưỡng Cư: 01 loài
(trích tờ rơi Nam Cát Tiên)
Xeo Quyt - Dong Thap
Di tích Xẻo Quýt - Căn cứ lòng dân.
Di tích Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Hiệp, Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 5-6km, có diện tích 50ha, trong đó có trên 20ha tràm. Từ năm 1960 đến năm 1975 tỉnh ủy Kiến Phong(nay là Đồng Tháp) chọn nơi đây làm căn cứ để lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xưa kia, nơi dây là vùng đất hoang vu đầy cỏ dại. việc ăn ở hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy chủ yếu dựa vào đùm bọc, che chở của nhân dân và phải đào mương lên liếp, trong cây cải tạo địa hình làm nơi trú ẩn. Rừng tràm di tích hiện nay là thành quả của nhân dân địa phương thực hiện chủ trương trồng cây gây rừng của tỉnh ủy. Tràm ở dây có tuổi thọ trên 30 năm và mỗi cây là biểu tượng của ấm lòng dân che chở Đảng.
Quanh căn cứ này có trên 10 đồn bốt của địch, tạo thành một vòng tròn khép kín. Đồn gần nhất cách căn cứ chỉ hơn 1km và đồn xa nhất cách khoảng 6km. TRong suốt cuộc chiến tranh, Xẻo Quýt là "trường bắn", là bãi tập trực thăng là nơi máy bay B52, xe M113, thuyền bay, pháo binh kết hợp với bộ binh dội bom, bắn phá, càn quét hòng tiêu diện mọi sự sống . Mỗi bông mướp vàng, tiếng gà gáy nếu bị chúng phát hiện thì phải chịu hàng chục tấn bom pháo dội vào... Do đó cơ quan Tỉnh ủy phải đối mặt giữa cái sống và cái chết trong gang tấc. Nhưng nhờ tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ và sự đùm bọc che chở của nhân dân nên cơ quan Tỉnh ủy vẫn hoạt động và tồn tại đến ngày toàn thắng.
Ngày nay, di tích Xẻo Quýt được phục chế lại, nhằm tái hiện một số công trình, biểu hiện các giá trị lịch sử, văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp trong thời kỳ chiến tranh, để giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ, phục vụ khách tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử cách mạng.
1. Công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm, dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đổ trực thăng của địch.
2 Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1967, được đóng bằng gỗ sao chống thấm nước. Tại hầm này đồng chí đã viết nhiều tài liệu quan trọng chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân tỉnh nhà.
3. Nhà làm việc và ở của đồng chí Nguyễn Thế Hữu, Bí thư tỉnh ủy (1974-1975), cách nhà khoảng 10m là hố bom địch năm 1968.
4. Hội trường tỉnh ủy(1973-1975). Nơi đây Tỉnh ủy tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng đề ra chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo quân dân tỉnh nhà trong cuộc chiến tranh nhân dân. Cũng tại nơi đây, ngày 15.4.1975 Thường vụ tỉnh ủy đã đề ra nghị quyết tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng tỉnh nhà trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hai bên alf 2 công sự nổi hình chữ A dùng để tránh bom pháo địch.
5. Nhà làm việc đơn vị văn thư (1973-1975)nơi phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy.
6. Nhà ở của đồng chí Nguyễn Đắc Lộc phó văn phòng tỉnh ủy(1973-1975).
7. Nhà dã chiến đơn vị văn thư giai đoạn (1973-1975).
8. Bãi ngù, tử địa có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân, xe tăng bộ binh càn vào khu căn cứ.
9. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
10. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
11. Nhà bếp của Thường trực tỉnh ủy giai đoạn 1973-1975
12. Nhà đón khách tỉnh ủy giai đoạn 74-75
13. Công sự chiến đấu 2 người hình chữ Z
14. Nhà ở C279 đơn vị bảo vệ tỉnh ủy năm 1966
15. Hầm bí mật của đồng chí Nguyễn Xuân Trường (1969), Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban dân vận, được đào bằng đất dùng để trú ẩn khi địch càn vào.
16. Hầm bí mật của đồng chí nguyễn Thế Hữu (1966) Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban an ninh, được đào đắp bằng đất để trú ẩn khi địch tràn vào.
17. Công sự hình chữ Z, dùng để chiến đấu khi địch càn vào căn cứ từ hướng kinh hội đồng tường.
18. Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1966, được làm bằng lu mái đầm, dùng để trú ẩn khi địch càn vào căn cứ.
Ngoài những di tích, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên: Với những cây tràm có tuổi thọ trên 30 năm, sừng sững vươn cao giữa trời đất, dây bòng bong (IVy) bám quanh xanh rờn theo hình chóp nón trông rất đẹp mắt, với tuyến tham quan, có những đoạn đường còn giữ nguyên "đường chiến khu xưa", bóng tràm che mát rượi, với môi trường sinh thái tự nhiên và bầu không khí trong lành, với những tiếng chim hót, tiếng cá quẫy đuôi... tạo thành những âm thanh bình yên, êm ả, - Trinh tờ rơi khu căn cứ Xẻo Quýt - Bảo tàng Đồng Tháp.
Di tích Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Hiệp, Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 5-6km, có diện tích 50ha, trong đó có trên 20ha tràm. Từ năm 1960 đến năm 1975 tỉnh ủy Kiến Phong(nay là Đồng Tháp) chọn nơi đây làm căn cứ để lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xưa kia, nơi dây là vùng đất hoang vu đầy cỏ dại. việc ăn ở hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy chủ yếu dựa vào đùm bọc, che chở của nhân dân và phải đào mương lên liếp, trong cây cải tạo địa hình làm nơi trú ẩn. Rừng tràm di tích hiện nay là thành quả của nhân dân địa phương thực hiện chủ trương trồng cây gây rừng của tỉnh ủy. Tràm ở dây có tuổi thọ trên 30 năm và mỗi cây là biểu tượng của ấm lòng dân che chở Đảng.
Quanh căn cứ này có trên 10 đồn bốt của địch, tạo thành một vòng tròn khép kín. Đồn gần nhất cách căn cứ chỉ hơn 1km và đồn xa nhất cách khoảng 6km. TRong suốt cuộc chiến tranh, Xẻo Quýt là "trường bắn", là bãi tập trực thăng là nơi máy bay B52, xe M113, thuyền bay, pháo binh kết hợp với bộ binh dội bom, bắn phá, càn quét hòng tiêu diện mọi sự sống . Mỗi bông mướp vàng, tiếng gà gáy nếu bị chúng phát hiện thì phải chịu hàng chục tấn bom pháo dội vào... Do đó cơ quan Tỉnh ủy phải đối mặt giữa cái sống và cái chết trong gang tấc. Nhưng nhờ tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ và sự đùm bọc che chở của nhân dân nên cơ quan Tỉnh ủy vẫn hoạt động và tồn tại đến ngày toàn thắng.
Ngày nay, di tích Xẻo Quýt được phục chế lại, nhằm tái hiện một số công trình, biểu hiện các giá trị lịch sử, văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp trong thời kỳ chiến tranh, để giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ, phục vụ khách tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử cách mạng.
1. Công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm, dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đổ trực thăng của địch.
2 Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1967, được đóng bằng gỗ sao chống thấm nước. Tại hầm này đồng chí đã viết nhiều tài liệu quan trọng chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân tỉnh nhà.
3. Nhà làm việc và ở của đồng chí Nguyễn Thế Hữu, Bí thư tỉnh ủy (1974-1975), cách nhà khoảng 10m là hố bom địch năm 1968.
4. Hội trường tỉnh ủy(1973-1975). Nơi đây Tỉnh ủy tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng đề ra chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo quân dân tỉnh nhà trong cuộc chiến tranh nhân dân. Cũng tại nơi đây, ngày 15.4.1975 Thường vụ tỉnh ủy đã đề ra nghị quyết tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng tỉnh nhà trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hai bên alf 2 công sự nổi hình chữ A dùng để tránh bom pháo địch.
5. Nhà làm việc đơn vị văn thư (1973-1975)nơi phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy.
6. Nhà ở của đồng chí Nguyễn Đắc Lộc phó văn phòng tỉnh ủy(1973-1975).
7. Nhà dã chiến đơn vị văn thư giai đoạn (1973-1975).
8. Bãi ngù, tử địa có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân, xe tăng bộ binh càn vào khu căn cứ.
9. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
10. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
11. Nhà bếp của Thường trực tỉnh ủy giai đoạn 1973-1975
12. Nhà đón khách tỉnh ủy giai đoạn 74-75
13. Công sự chiến đấu 2 người hình chữ Z
14. Nhà ở C279 đơn vị bảo vệ tỉnh ủy năm 1966
15. Hầm bí mật của đồng chí Nguyễn Xuân Trường (1969), Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban dân vận, được đào bằng đất dùng để trú ẩn khi địch càn vào.
16. Hầm bí mật của đồng chí nguyễn Thế Hữu (1966) Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban an ninh, được đào đắp bằng đất để trú ẩn khi địch tràn vào.
17. Công sự hình chữ Z, dùng để chiến đấu khi địch càn vào căn cứ từ hướng kinh hội đồng tường.
18. Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1966, được làm bằng lu mái đầm, dùng để trú ẩn khi địch càn vào căn cứ.
Ngoài những di tích, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên: Với những cây tràm có tuổi thọ trên 30 năm, sừng sững vươn cao giữa trời đất, dây bòng bong (IVy) bám quanh xanh rờn theo hình chóp nón trông rất đẹp mắt, với tuyến tham quan, có những đoạn đường còn giữ nguyên "đường chiến khu xưa", bóng tràm che mát rượi, với môi trường sinh thái tự nhiên và bầu không khí trong lành, với những tiếng chim hót, tiếng cá quẫy đuôi... tạo thành những âm thanh bình yên, êm ả, - Trinh tờ rơi khu căn cứ Xẻo Quýt - Bảo tàng Đồng Tháp.
Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009
Hanoi men yeu oi
Mình lại có 3 ngày để thăm Hà Nội, nói thực thì là ra ngó Hanoi hihi.
Hành trình của mình: Tối đi chuyến bay Jesta - Một loại máy bay đúng là giá rẻ, không khác gì chiếc xe buýt nhưng chả sao vì dù sao nó cũng đưa mình về Hanoi nhanh hơn là đi bằng các phương tiện khác. Ở trong nhà chờ của sân bay mình không có tâm trạng nào cả cũng bình thường và chỉ mong sao mau đến nơi.
Chuyến bay đúng trễ hơn 15 phút, cũng chẳng sao. Lên rồi xuống, đi xe Buýt về khách sạn.
Ngày 2: Sáng, lên xe đi mà mình không biết nó lại là một ngày mệt mỏi và đói đến vậy.
Sáng, không kịp ăn sáng, lên xe đi luôn để check khách sạn, check vé múa rối nước, check... trước khi gặp khách lúc 09:00
Gặp lại ông khách quen tay bắt mặt mừng, mà lòng thì lo ngay ngáy vì những dịch vụ khác chưa kịp check.
Trao đổi kế hoạch, khách đi ăn sáng, mình thì chạy đi mua bản đồ cho pax...
Uh thôi lát xong ăn sáng cũng không sao.
Gặp lại pax, tìm chỗ rút tiền mà khổ cái ở cái thủ đô thân thương là vậy mà vào các ngân hàng, không ngân hàng nào cho rút tiền - ra cọc ATM mà rút và ra cọc thì cứ 1 lần rút thì 2 triệu và thử tưởng tượng giữa cái trời nắng nóng của Hanoi ngồi rút đến 60 lần cái 2 triệu kia mà ông khác của mình nhăn như khỉ ăn ớt. Nhưng rồi cái ATM cũng giở quẻ - chỉ được rút 20 triệu/ngày thôi - chuyến này thì - what is going on here....Ông pax của mình với vẻ bộ mặt đầy bực tức.
Xong, tạm biệt ông pax mình lại tiếp tục đi check, đi đặt các địch vụ.
Thôi cứ đi luôn rồi về ăn trưa một thể và thế là lại đi, không kịp dừng để ăn trưa luôn. Lang thang vào nhà hát Ca tru Thăng Long, ...
Chiều: 3h đồng hồ trên chiếc xích lô vòng quanh thành phố từ phố Tây Bùi Thị Xuân đến Lăng Bác, đến Phố cổ, lang thang ngồi với cái bụng mốc meo...
Tiếp tục đưa pax đi taxi đến khách sạn, nhà hàng, chuyến này thì sẽ ăn một thể. Pax đến nhìn nhà hàng ok được đấy, nhưng tao không thích ăn ở đây.
Ông pax khó tính chỉ ăn ở Metro Pole, vậy là lại về lại khách sạn, nhìn mình chắc là hết hơi nên ông pax mời vào ăn nhẹ ở Metro Pole, thực ra thì mình chả thích tí nào, ăn có một tí mà mất gần triệu bạc, nó sang quá, ăn mất ngon.
Pax đi xem múa rối nước - Bắc Nam cùng một màn nên cũng chẳng có gì lạ. Pax nhất định đòi mình vào xem cùng làm mình lại phải mua thêm vé để vào. Lúc về rủ mình đi ăn tối nhưng mình xin khiếu vì nhà xa và mai đi sơm nữa nên về.
Ngày 3: Sáng đón ông pax đi ngó lăng Bác, ngó bảo tàng Hồ Chí Minh, ngó bảo tàng quân sự, nhà tù hỏa lò, pax về check out, ra sân bay. Ăn trưa, pax ko ăn được toàn ăn khoai tây chiên hichic.
Pax gọi con gà mà ăn được 2, 3 miếng rồi chê. So làm sao được với nhà hàng 5 sao nhỉ???
Kết thúc hành trình với pax, về lại Hanoi, tranh thủ về quê BF chơi.
Một vùng quê yên ả, mình về được đến nơi cũng đã là 21h:00.
Chỉ kịp ăn rồi ngủ. Buồn ngủ rã cả mắt, mình chẳng còn biết trời trăng gì nữa. Khi tỉnh dậy buổi sáng thì trời đã lên cao. Mọi người mỗi người một việc, mình lang thang, tha thẩn hết sân thì ra bờ ao, hết bờ ao thì ra sau nhà, ngắm nhìn đụn rơm, cái bếp, nhìn cái xe thồ mà lâu lắm rồi mới thấy, nó rất miền Bắc.
Nhìn cảnh quê bình dị, yên ả mà cái cảm giác gia đình tràn ngập, thật đẹp thật bình yên. Mình tha thẩn nhìn ngó cái nơi mà BF của mình sinh ra và lớn lên, nghĩ ngợi và cười một mình.
Mình nằm chơi một tí rồi ngủ lúc nào không hay. Ăn trưa xong, nghỉ ngơi và lại tiếp tục hành trình Nam tiến,
Tạm biệt Hanoi, tạm biệt miền Bắc.
Hành trình của mình: Tối đi chuyến bay Jesta - Một loại máy bay đúng là giá rẻ, không khác gì chiếc xe buýt nhưng chả sao vì dù sao nó cũng đưa mình về Hanoi nhanh hơn là đi bằng các phương tiện khác. Ở trong nhà chờ của sân bay mình không có tâm trạng nào cả cũng bình thường và chỉ mong sao mau đến nơi.
Chuyến bay đúng trễ hơn 15 phút, cũng chẳng sao. Lên rồi xuống, đi xe Buýt về khách sạn.
Ngày 2: Sáng, lên xe đi mà mình không biết nó lại là một ngày mệt mỏi và đói đến vậy.
Sáng, không kịp ăn sáng, lên xe đi luôn để check khách sạn, check vé múa rối nước, check... trước khi gặp khách lúc 09:00
Gặp lại ông khách quen tay bắt mặt mừng, mà lòng thì lo ngay ngáy vì những dịch vụ khác chưa kịp check.
Trao đổi kế hoạch, khách đi ăn sáng, mình thì chạy đi mua bản đồ cho pax...
Uh thôi lát xong ăn sáng cũng không sao.
Gặp lại pax, tìm chỗ rút tiền mà khổ cái ở cái thủ đô thân thương là vậy mà vào các ngân hàng, không ngân hàng nào cho rút tiền - ra cọc ATM mà rút và ra cọc thì cứ 1 lần rút thì 2 triệu và thử tưởng tượng giữa cái trời nắng nóng của Hanoi ngồi rút đến 60 lần cái 2 triệu kia mà ông khác của mình nhăn như khỉ ăn ớt. Nhưng rồi cái ATM cũng giở quẻ - chỉ được rút 20 triệu/ngày thôi - chuyến này thì - what is going on here....Ông pax của mình với vẻ bộ mặt đầy bực tức.
Xong, tạm biệt ông pax mình lại tiếp tục đi check, đi đặt các địch vụ.
Thôi cứ đi luôn rồi về ăn trưa một thể và thế là lại đi, không kịp dừng để ăn trưa luôn. Lang thang vào nhà hát Ca tru Thăng Long, ...
Chiều: 3h đồng hồ trên chiếc xích lô vòng quanh thành phố từ phố Tây Bùi Thị Xuân đến Lăng Bác, đến Phố cổ, lang thang ngồi với cái bụng mốc meo...
Tiếp tục đưa pax đi taxi đến khách sạn, nhà hàng, chuyến này thì sẽ ăn một thể. Pax đến nhìn nhà hàng ok được đấy, nhưng tao không thích ăn ở đây.
Ông pax khó tính chỉ ăn ở Metro Pole, vậy là lại về lại khách sạn, nhìn mình chắc là hết hơi nên ông pax mời vào ăn nhẹ ở Metro Pole, thực ra thì mình chả thích tí nào, ăn có một tí mà mất gần triệu bạc, nó sang quá, ăn mất ngon.
Pax đi xem múa rối nước - Bắc Nam cùng một màn nên cũng chẳng có gì lạ. Pax nhất định đòi mình vào xem cùng làm mình lại phải mua thêm vé để vào. Lúc về rủ mình đi ăn tối nhưng mình xin khiếu vì nhà xa và mai đi sơm nữa nên về.
Ngày 3: Sáng đón ông pax đi ngó lăng Bác, ngó bảo tàng Hồ Chí Minh, ngó bảo tàng quân sự, nhà tù hỏa lò, pax về check out, ra sân bay. Ăn trưa, pax ko ăn được toàn ăn khoai tây chiên hichic.
Pax gọi con gà mà ăn được 2, 3 miếng rồi chê. So làm sao được với nhà hàng 5 sao nhỉ???
Kết thúc hành trình với pax, về lại Hanoi, tranh thủ về quê BF chơi.
Một vùng quê yên ả, mình về được đến nơi cũng đã là 21h:00.
Chỉ kịp ăn rồi ngủ. Buồn ngủ rã cả mắt, mình chẳng còn biết trời trăng gì nữa. Khi tỉnh dậy buổi sáng thì trời đã lên cao. Mọi người mỗi người một việc, mình lang thang, tha thẩn hết sân thì ra bờ ao, hết bờ ao thì ra sau nhà, ngắm nhìn đụn rơm, cái bếp, nhìn cái xe thồ mà lâu lắm rồi mới thấy, nó rất miền Bắc.
Nhìn cảnh quê bình dị, yên ả mà cái cảm giác gia đình tràn ngập, thật đẹp thật bình yên. Mình tha thẩn nhìn ngó cái nơi mà BF của mình sinh ra và lớn lên, nghĩ ngợi và cười một mình.
Mình nằm chơi một tí rồi ngủ lúc nào không hay. Ăn trưa xong, nghỉ ngơi và lại tiếp tục hành trình Nam tiến,
Tạm biệt Hanoi, tạm biệt miền Bắc.
Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009
Busy month
Dot nay tour tuyen nhieu ban ron qua, khong cap nhat blog duoc, de blog moc meo buon buon,
Minh moi di mekong 3 ngay ve gio lai di Cat Tien, thoi may ngay nua cap nhat mot the hichic.
Minh moi di mekong 3 ngay ve gio lai di Cat Tien, thoi may ngay nua cap nhat mot the hichic.
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009
Đi Vũng Tàu xem đua chó
Muốn trốn khỏi thành phố ngột ngạt vì stress, bạn của tôi rủ tôi đi Vũng Tàu xem đua chó. Tôi đồng ý cái rụp, vậy là đi...
Hành trình ban đầu của chúng tôi là đi bằng tàu cánh ngầm, nhưng vì vẫn phải làm việc và bị chậm chuyến tàu cuối cùng lúc 17h00, chúng tôi ba lô đã trên vai thì quyết đi là đi bằng được, vậy là lên con ngựa sắt lao về hướng Vũng Tàu trong màn đêm.
21:00 Tới Vũng Tàu, vào xem đua chó (25.000/vé)đúng hôm nay thì nó lên giá. Đua chó chỉ diễn ra vào tối thứ bảy, chủ nhật, một sân vận động rộng lớn, trên đường Lê Lợi, ở giữa là sân đá bóng, vòng tròn bao quanh sân bóng là đường đua của các vận động viên chó, những con chó lêu nghêu, gầy ngẳng và chạy rất nhanh, mỗi đợt đua kéo dài khoảng 15 phút và có 8 con được xếp số từ 1 đến 8, những khán giả vào xem cổ vũ rất nhiệt tình vì bên cạnh việc xem chó còn có thể tham gia đánh cược.Khi chúng tôi vào sân thì đã có khoảng 300 người có mặt ở đó và không khí hết sức sôi động, hò reo ầm ĩ.
Sau khi xem được 3 hiệp thi đấu, chúng tôi đi tìm quán ăn tối và tìm khách sạn để ở đêm nay.
Khách sạn ngày thứ bảy khó kiếm đến kinh ngạc, cuối cùng cũng có một cái Happy Inn ở đường Hoàng Hoa Thám, một nhà nghỉ được hai đứa tôi gọi là ấn tượng khó phai.
Cái phòng mà chúng tôi thuê là phòng quạt (200k) và khi lên ở thì đúng là có quạt mà quạt không quay, có điện thoại mà điện thoại không kết nối, có bóng điện mà bóng điện sắp hỏng nên nhấp nháy như đèn mờ và nó ở tít trên lầu 4, trần nhà bong chóc và còn nhiều cái buồn cười của căn phòng này như có một cái hầm nối ra hành lang, khi chúng tôi phàn nàn thì được cho biết đó là phòng thường dành cho hướng dẫn và lái xe của các công ty du lịch khi đưa khách đến đây. Chúng tôi nhận phòng lúc này là 12h.
Tôi để chuông đồng hồ dậy 5h để ngắm bình minh nhưng bình minh của tôi là lúc 7h.
Check out, tập thể dục lên ngọn núi nhỏ, nơi có tượng đức chúa jesu dang hai cánh tay chào đón, cảnh hướng ra biển rất đẹp. Vượt qua mấy trăm bậc đá đến được tượng chúa và định leo lên cánh tay ngài để chiêm ngưỡng toàn cảnh biểm Vũng Tàu nhưng vì không mặc quần nên không được leo lên đó (Chú ý, ai muốn leo lên cánh tay ngài thì phải mặc quần, áo chỉnh tề, nghiêm cấm mặc váy hoặc quần áo hở hang...)
Nghe nói Vũng Tàu có quán Cây Bàng nổi tiếng, cũng ham hố muốn đến thưởng thức coi sao, nhưng khi đến đó ăn sáng thì quán chưa mở.
chúng tôi ăn sáng tại bến tàu, một kết luận buồn: tôi chẳng ưng quán ăn nào ở Vũng Tàu cả.
Sau khi ăn sáng no say, chúng tôi tìm đường lên ngọn Hải Đăng, đi vòng vòng cuối cùng đường lên ở ngay giữa đường từ bưu điện ra bến tàu. Con đường lên lòng vòng, lòng vòng nhưng trải nhựa rất đẹp, trên đường lên bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu, mái ngói đỏ tươi, biển một bên, thành phố một bên. Chụp hình và chụp hình vì ở đây cảnh ít nên chủ yếu chụp người. Chúng tôi tính leo lên đỉnh ngọn Hải Đăng nhưng không được(nghe nói nếu ngày thường ít người thì châm chước có thể cho lên nhưng những ngày này thì không thể vì một vài người lên người ta sẽ ùn ùn kéo lên, chết).
Xuống dưới ngọn hải đặng một chút có cái lô cốt của Pháp xây dựng từ thời chiến nay hoang phế và làm cho người ta có cảm giác sợ hãi khi đi xuống đây.
chúng tôi lại tiếp tục lòng vòng qua tượng thích ca phật đài trên đại lộ Trần Phú, nơi có tượng phật bằng xi măng cao, lớn nhất Việt Nam một nằm, một ngồi.
Lên đường đi Long Sơn, một làng nổi trên sông, nổi tiếng với nuôi cá bè, nuôi Hào trên sông. Đi từ Vũng Tàu, qua Thị xã Bà Rịa, có biển chỉ dẫn đi Long Sơn (5km)thì quẹo trái đến bến cầu đá, chúng tôi được thuyền chở đi dạo một vòng trên cửa sông (một nhánh nối với sông Thị Vải), ăn trưa trên nhà hàng nổi Long Sơn.
Trời đã về chiều, chúng tôi lên đường về lại Sài Gòn, trên đường về chúng tôi vào thưởng thức Lẩu kiểu Thái ở trong siêu thị Big C - Đồng Nai hay còn gọi là siêu thị Coran.
Tôi không thể không nói về cái món lẩu mà tôi cho là ngon nhất trong cuộc hành trình của chúng tôi và có lẽ là rất ngon theo nhận định chung của tôi.
Chúng tôi gọi cái lẩu sức khỏe, nó là một nồi lẩu rau, thập cẩm các loại rau, nước dùng ngọt vị tự nhiên và đặc biệt là nước chấm (đó là bí quyết).
Nhà hàng Neo SaBu Suki C13-C14 Tầng trệt, trung tâm thương mại Big C Đồng Nai, P. Long Bình - Biên Hòa. web: http://www.neosuki.comn ghe nói chủ của nó là một người Nhật. Tôi có hỏi là nhà hàng có chi nhánh nào ở tp Ho Chi Minh không nhưng rất tiếc là không, vì thế nếu tôi muốn thưởng thức loại lẩu này tôi phải đến địa chỉ trên.
Vậy là kết thúc chuyến đi Vũng Tàu.
Hành trình ban đầu của chúng tôi là đi bằng tàu cánh ngầm, nhưng vì vẫn phải làm việc và bị chậm chuyến tàu cuối cùng lúc 17h00, chúng tôi ba lô đã trên vai thì quyết đi là đi bằng được, vậy là lên con ngựa sắt lao về hướng Vũng Tàu trong màn đêm.
21:00 Tới Vũng Tàu, vào xem đua chó (25.000/vé)đúng hôm nay thì nó lên giá. Đua chó chỉ diễn ra vào tối thứ bảy, chủ nhật, một sân vận động rộng lớn, trên đường Lê Lợi, ở giữa là sân đá bóng, vòng tròn bao quanh sân bóng là đường đua của các vận động viên chó, những con chó lêu nghêu, gầy ngẳng và chạy rất nhanh, mỗi đợt đua kéo dài khoảng 15 phút và có 8 con được xếp số từ 1 đến 8, những khán giả vào xem cổ vũ rất nhiệt tình vì bên cạnh việc xem chó còn có thể tham gia đánh cược.Khi chúng tôi vào sân thì đã có khoảng 300 người có mặt ở đó và không khí hết sức sôi động, hò reo ầm ĩ.
Sau khi xem được 3 hiệp thi đấu, chúng tôi đi tìm quán ăn tối và tìm khách sạn để ở đêm nay.
Khách sạn ngày thứ bảy khó kiếm đến kinh ngạc, cuối cùng cũng có một cái Happy Inn ở đường Hoàng Hoa Thám, một nhà nghỉ được hai đứa tôi gọi là ấn tượng khó phai.
Cái phòng mà chúng tôi thuê là phòng quạt (200k) và khi lên ở thì đúng là có quạt mà quạt không quay, có điện thoại mà điện thoại không kết nối, có bóng điện mà bóng điện sắp hỏng nên nhấp nháy như đèn mờ và nó ở tít trên lầu 4, trần nhà bong chóc và còn nhiều cái buồn cười của căn phòng này như có một cái hầm nối ra hành lang, khi chúng tôi phàn nàn thì được cho biết đó là phòng thường dành cho hướng dẫn và lái xe của các công ty du lịch khi đưa khách đến đây. Chúng tôi nhận phòng lúc này là 12h.
Tôi để chuông đồng hồ dậy 5h để ngắm bình minh nhưng bình minh của tôi là lúc 7h.
Check out, tập thể dục lên ngọn núi nhỏ, nơi có tượng đức chúa jesu dang hai cánh tay chào đón, cảnh hướng ra biển rất đẹp. Vượt qua mấy trăm bậc đá đến được tượng chúa và định leo lên cánh tay ngài để chiêm ngưỡng toàn cảnh biểm Vũng Tàu nhưng vì không mặc quần nên không được leo lên đó (Chú ý, ai muốn leo lên cánh tay ngài thì phải mặc quần, áo chỉnh tề, nghiêm cấm mặc váy hoặc quần áo hở hang...)
Nghe nói Vũng Tàu có quán Cây Bàng nổi tiếng, cũng ham hố muốn đến thưởng thức coi sao, nhưng khi đến đó ăn sáng thì quán chưa mở.
chúng tôi ăn sáng tại bến tàu, một kết luận buồn: tôi chẳng ưng quán ăn nào ở Vũng Tàu cả.
Sau khi ăn sáng no say, chúng tôi tìm đường lên ngọn Hải Đăng, đi vòng vòng cuối cùng đường lên ở ngay giữa đường từ bưu điện ra bến tàu. Con đường lên lòng vòng, lòng vòng nhưng trải nhựa rất đẹp, trên đường lên bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu, mái ngói đỏ tươi, biển một bên, thành phố một bên. Chụp hình và chụp hình vì ở đây cảnh ít nên chủ yếu chụp người. Chúng tôi tính leo lên đỉnh ngọn Hải Đăng nhưng không được(nghe nói nếu ngày thường ít người thì châm chước có thể cho lên nhưng những ngày này thì không thể vì một vài người lên người ta sẽ ùn ùn kéo lên, chết).
Xuống dưới ngọn hải đặng một chút có cái lô cốt của Pháp xây dựng từ thời chiến nay hoang phế và làm cho người ta có cảm giác sợ hãi khi đi xuống đây.
chúng tôi lại tiếp tục lòng vòng qua tượng thích ca phật đài trên đại lộ Trần Phú, nơi có tượng phật bằng xi măng cao, lớn nhất Việt Nam một nằm, một ngồi.
Lên đường đi Long Sơn, một làng nổi trên sông, nổi tiếng với nuôi cá bè, nuôi Hào trên sông. Đi từ Vũng Tàu, qua Thị xã Bà Rịa, có biển chỉ dẫn đi Long Sơn (5km)thì quẹo trái đến bến cầu đá, chúng tôi được thuyền chở đi dạo một vòng trên cửa sông (một nhánh nối với sông Thị Vải), ăn trưa trên nhà hàng nổi Long Sơn.
Trời đã về chiều, chúng tôi lên đường về lại Sài Gòn, trên đường về chúng tôi vào thưởng thức Lẩu kiểu Thái ở trong siêu thị Big C - Đồng Nai hay còn gọi là siêu thị Coran.
Tôi không thể không nói về cái món lẩu mà tôi cho là ngon nhất trong cuộc hành trình của chúng tôi và có lẽ là rất ngon theo nhận định chung của tôi.
Chúng tôi gọi cái lẩu sức khỏe, nó là một nồi lẩu rau, thập cẩm các loại rau, nước dùng ngọt vị tự nhiên và đặc biệt là nước chấm (đó là bí quyết).
Nhà hàng Neo SaBu Suki C13-C14 Tầng trệt, trung tâm thương mại Big C Đồng Nai, P. Long Bình - Biên Hòa. web: http://www.neosuki.comn ghe nói chủ của nó là một người Nhật. Tôi có hỏi là nhà hàng có chi nhánh nào ở tp Ho Chi Minh không nhưng rất tiếc là không, vì thế nếu tôi muốn thưởng thức loại lẩu này tôi phải đến địa chỉ trên.
Vậy là kết thúc chuyến đi Vũng Tàu.
Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009
Tour honey moon
Mình đã có 5 ngày cùng một cặp Hàn Quốc đi hưởng tuần trăng mật tại Nha Trang - Dalat của Việt Nam.
Khung cảnh lãng mạn, chuyện tình lãng mạn, hạnh phúc làm mình thấy nhớ người yêu hihi.
Xe đón khách tại sân bay Cam Ranh, đưa về khách sạn, check in,
Chiều tham quan thành phố Nha Trang, lang thang lên nhà thờ núi- một nhà thờ toàn bằng đá, đẹp, nằm trên quả đồi nhỏ nhìn ra ga tàu lửa Nha Trang, được xây dựng từ thời những năm 1928.
Tiếp tục tham quan tháp bà Ponagar, chụp hình cầu Xóm Bóng,
Xe đưa vào khu tắm khoáng bùn Tháp Bà, ở đây, một bồn tắm đôi được chuẩn bị cho hai người.
Tiếp tục đi thắng cảnh hòn chồng, dọc theo bãi biển để đến Hòn Chồng, chụp hình giữa biển trời bao la.
Kết thúc một ngày bằng việc dạo quanh bãi dài, hát bài Nha Trang ngày về.
Thưởng thức cafe phố biển,
Ngày 2: Nha Trang nổi tiếng với biển đảo, vậy thì ngày hôm nay dành cho tour đi đảo - Nha Phu, tắm biển, đi baloon...
Tối, thưởng thức món ăn tại nhà hàng, đi foot massage.
Ngày 3: Khởi hành đi Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt đón chúng tôi trong màn mưa. Hết muốn đi xe ngựa quanh hồ Xuân Hương nên đành đi taxi lên Đalat nights, thưởng thức rượu vang, đánh đàn piano, ngắm thành phố Đà lạt.
Tối đi ăn nem nướng Bà Hùng, Ngắm chợ Đalat, lang thang bên hồ Xuân Hương.
Ngày 4: Khởi đầu ngày mới đi thăm thiền viện Trúc Lâm, ngắm dòng khách hành hương, chụp hình với những bông hoa Đalat đang khoe sắc,
Thăm Crazy house, rất ấn tượng và đáng để xem.
This is honeymoon room
Thăm vườn hoa thành phố, toàn hoa là hoa, đi mãi mỏi chân thì ra. Ở đây chúng tôi gặp một người đàn ông Hàn Quốc tên Đi - ông đang mang một số mẫu Lan của Hàn Quốc, ghép thử và thành công, đang nhân rộng để bán, những cây hoa Lan nhỏ để trong phòng làm cảnh.
Tiếp tục đi Thung Lũng Tình Yêu, thuê ngựa đi một vòng thung lũng (70.000/con) tham quan thung lũng,
Kết thúc tham quan bằng việc đi thăm vườn trồng bông, Uống cafe tại một quán cũng rất phong cách bên ngoài thì thấy hết sức bình thường- Quán Nhà trăm mái - 57 - Phan Bội Châu - ngay cạnh nhà xe Thành Bưởi,
nhưng khi vào đến bên trong thì sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Khung cảnh lãng mạn, chuyện tình lãng mạn, hạnh phúc làm mình thấy nhớ người yêu hihi.
Xe đón khách tại sân bay Cam Ranh, đưa về khách sạn, check in,
Chiều tham quan thành phố Nha Trang, lang thang lên nhà thờ núi- một nhà thờ toàn bằng đá, đẹp, nằm trên quả đồi nhỏ nhìn ra ga tàu lửa Nha Trang, được xây dựng từ thời những năm 1928.
Tiếp tục tham quan tháp bà Ponagar, chụp hình cầu Xóm Bóng,
Xe đưa vào khu tắm khoáng bùn Tháp Bà, ở đây, một bồn tắm đôi được chuẩn bị cho hai người.
Tiếp tục đi thắng cảnh hòn chồng, dọc theo bãi biển để đến Hòn Chồng, chụp hình giữa biển trời bao la.
Kết thúc một ngày bằng việc dạo quanh bãi dài, hát bài Nha Trang ngày về.
Thưởng thức cafe phố biển,
Ngày 2: Nha Trang nổi tiếng với biển đảo, vậy thì ngày hôm nay dành cho tour đi đảo - Nha Phu, tắm biển, đi baloon...
Tối, thưởng thức món ăn tại nhà hàng, đi foot massage.
Ngày 3: Khởi hành đi Đà Lạt mộng mơ, Đà Lạt đón chúng tôi trong màn mưa. Hết muốn đi xe ngựa quanh hồ Xuân Hương nên đành đi taxi lên Đalat nights, thưởng thức rượu vang, đánh đàn piano, ngắm thành phố Đà lạt.
Tối đi ăn nem nướng Bà Hùng, Ngắm chợ Đalat, lang thang bên hồ Xuân Hương.
Ngày 4: Khởi đầu ngày mới đi thăm thiền viện Trúc Lâm, ngắm dòng khách hành hương, chụp hình với những bông hoa Đalat đang khoe sắc,
Thăm Crazy house, rất ấn tượng và đáng để xem.
This is honeymoon room
Thăm vườn hoa thành phố, toàn hoa là hoa, đi mãi mỏi chân thì ra. Ở đây chúng tôi gặp một người đàn ông Hàn Quốc tên Đi - ông đang mang một số mẫu Lan của Hàn Quốc, ghép thử và thành công, đang nhân rộng để bán, những cây hoa Lan nhỏ để trong phòng làm cảnh.
Tiếp tục đi Thung Lũng Tình Yêu, thuê ngựa đi một vòng thung lũng (70.000/con) tham quan thung lũng,
Kết thúc tham quan bằng việc đi thăm vườn trồng bông, Uống cafe tại một quán cũng rất phong cách bên ngoài thì thấy hết sức bình thường- Quán Nhà trăm mái - 57 - Phan Bội Châu - ngay cạnh nhà xe Thành Bưởi,
nhưng khi vào đến bên trong thì sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
What is news!
Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày