Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Trở lại chiến trường xưa 6 ngày - ngày 5 Quảng Ngãi

Ngày 5: Quảng Ngãi - Đà Nẵng

Hành trình đi Quảng Ngãi của đoàn chúng tôi hết sức là hồi hộp. Chẳng là trong khi ở Quảng Trị thì tình hình dự báo thời tiết không được khả quan ở bên kia đèo Hải Vân. Tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 11 là Quảng Ngãi – Bình Định - Phú Yên - …
Ngồi trên tàu đi Quảng Ngãi mà lòng hồi hộp: Ban tổ chức bảo nhau nếu có bất kỳ thay đổi về thời tiết, lịch trình tàu lửa thì sẽ cập nhật và tìm phương án giải quyết vì nhiệm vụ hôm nay của đoàn là đi thăm Mỹ Lai và sân bay Chu Lai rồi về lại Đà Nẵng.
Trải qua một đêm không mấy dễ chịu trên tàu nhưng bù lại Quảng Ngãi đón chúng tôi trong ánh bình minh dịu nhẹ, gió thổi mạnh nhưng thời tiết nhìn rất khả quan.
Chúng tôi tới nhà hang ăn uống và thoải mái vì thoát được ám ảnh về thời tiết. Sau bữa ăn sang, xe chúng tôi chạy về hướng Mỹ Lai, tuy nhiên khi vừa đi chưa được nửa đoạn đường thì xe phải dừng lại vì nước lũ dâng lên quá cao và vẫn còn khả năng lên cao nữa.
Photobucket
Phương án được đề ra lúc đó là: Tất cả lên xe cứu hộ để vào Mỹ Lai tuy nhiên sau khi yên vị trên thùng xe và chờ đợi mãi vẫn chưa lăn bánh được. Thì ra vướng mắc với công an giao thông địa phương: Họ không đồng ý cho xe cứu hộ đi vì không có giấy phép chở khách và đặc biệt đây lại là khách nước ngoài – không được là không được. Lái xe của đoàn thì không dám đi vì sợ chết máy dọc đường thế là các bạn lại phải chia tay chiếc xe cứu hộ mà tiếc nuối vì cảm giác của chuyến đi có chút phiêu lưu, thú vị.
Phải nói: Mỹ Lai là điểm mà đoàn hết sức mong muốn được tới nên đã cố gắng bằng mọi giá từ Quảng Trị tới đây rồi mà vẫn không vào được thì đoàn rất chi là ấm ức,ngậm ngùi đành quay lại nhà hàng chứ biết sao.
May mắn thay là được sự đồng ý của giám đốc khu di tích Mỹ Lai nên chúng tôi có một hướng dẫn viên điểm tới kể về câu chuyện đau thương của người dân Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Nó thật sự rùng mình, thật quá khủng khiếp. Chúng tôi xem lại đoạn phim mà Thắng – một hướng dẫn viên khác của InnoViet dày công chuẩn bị làm cho buổi sang qua đi một cách có ý nghĩa.
Sau khi kết thúc bộ phim tư liệu: rất nhiều cánh tay dơ lên để được hỏi, được giải đáp. Cái háo hức, mong muốn được đến Mỹ Lai được chạm tay vào vùng đất đau thương, được chia sẻ làm chúng tôi không khỏi phân vân, liệu có cách nào để có thể tới đó nữa. Rất nhiều bạn học sinh nói với chúng tôi và kể cả tôi cũng tự nói với mình thật tiếc nếu hôm nay chúng tôi không tới được Mỹ Lai nhưng chắc chắn trong cuộc đời chúng tôi sẽ quay lại và tới Mỹ Lai.
Kết thúc buổi sáng bằng bữa trưa tại nhà hàng. Thắng lên xe máy đi thị sát xem nước có rút được phần nào. Thắng vui khôn tả siết khi thông báo cho chúng tôi rằng nước đã rút nhiều và cảnh sát giao thông đã đồng ý cho đi.
13:30 chúng tôi lên xe trong chiều bảng lảng đền với Mỹ Lai, lòng đầy tâm trạng nhớ lại những hình chụp đẫm máu, ghê rợn, tàn ác, những khôn mặt thất thần, kinh hãi của người dân vô tội. Nhìn những khuôn mặt của những kẻ gây ra tội ác cũng sáng lạn, cũng đâu có gì là ác nhân mà sao có thể gây ra một cuộc thảm sát ghê rợn như vậy. Lỗi là ở đâu? Chỉ biết là người dân vô tội ở đây không dưng phải chịu thảm thương như vậy.
Photobucket
Chúng tôi đi qua các ngôi mộ tập thể, những nền nhà trơ trụi, những gì còn lại sau cuộc thảm sát là 7 người sống sót, cây dừa
Photobucket
và 24 gia đình bị tuyệt tự, chúng tôi đến cái mương nơi có 107 người chết.
Photobucket
Tại cái nơi chúng tôi đứng đây, ngày trước là 107 gương mặt kêu cứu, 107 gương mặt sợ hãi và không hiểu vì sao mình bị chết một cách thảm thương như vậy. Còn những người may mắn sống sót một cách đặc biệt thì cố gắng tự mình mưu sinh, vươn lên.
Chúng tôi gặp hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát đó: một người lớn tuổi nhất lúc đó nay đã 84 tuổi, và người nhỏ nhất nay cũng đã ngoài 40.
Photobucket
Bà kể về buổi sáng kinh hoàng đó, về lý do sống sót của mình ở cái mương oan nghiệt đó. Bà mãi mãi bây giờ và cho đến tận mai sau bà cũng không thể nào tha thứ được, bà căm thù, bà hận Mỹ lắm.
Còn nhân chứng sống lúc đó mới 11 tuổi sau khi tất cả họ hàng, cha mẹ bị thảm sát do được che chắn bởi xác những người thân mới thoát chết nhưng sau đó phải sống một cuộc sống mồ côi, tự tìm công việc chăn bò để kiếm sống nên người.
Photobucket
Theo như tình hình chiến sự lúc bấy giờ thì chiến dịch tết mậu thân năm 1968 là khoảng thời gian mà chiến trường ở khắp các tỉnh, thành phố, Khe Sanh – Sân bay Tà Cơn đang đi vào thời điểm ác liệt nhất. thì làm gì có ai quan tâm được đến cái xóm làng nhỏ bé chịu cái thảm sát thảm thương đến vậy nên nó đã bị ém đi và chỉ đến tận tháng 6 cùng năm mới bị phanh phui.
Tạm biệt Mỹ Lai, tạm biệt vùng đất đau thương trong màn đêm đang dần ập xuống, xe chúng tôi lướt qua vùng đất, lướt qua bà cụ chứng nhân 84 tuổi đang chậm rãi về nhà, vẫy tay tạm biệt bà, xe xa dần và bà chỉ còn là chấm nhỏ dưới ánh trời chiều ảm đạm. Mỹ Lai dạy cho chúng tôi rằng hãy nhìn và nhớ lấy đừng để những thảm họa như thế sảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ người dân vô tội nào, bất kỳ quốc gia nào.
Rời Mỹ Lai, chúng tôi lên đường về Đà Nẵng.
Kết thúc ngày 5.

Ngày 6: Đà Nẵng - Củ Chi - TP Hồ Chí Minh


Không có nhận xét nào:

What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày