Ngày 3: Huế - Đông Hà (Quảng Trị).
Đông Hà nằm trên độ cao 500m so với mực nước biển nên vào trận bão Ketsana tháng 9 vừa qua không bị ảnh hưởng nặng nề như ở Quảng Trị và các vùng lân cận thấp hơn. Quảng Trị khi hiệp định Geneva được ký kết đã chia đât nước làm hai và vĩ tuyến 17 – Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải chia cắt đôi bờ . 5km chiều rộng mỗi bên bờ sông được coi là vùng phi quân sự (DMZ). Tuy nhiên hành trình đó là hành trình của ngày hôm sau. Hôm nay chúng tôi trở về với 41 năm về trước để đến với vùng đất Hương Hóa – Khe Sanh. Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi là: Rock pile – một tảng núi cao chơ vơ bên đường nhưng vào thời điểm chiến tranh đó là một căn cứ của Mỹ - nơi mà tất cả chi viện bằng đường không kể cả nước để tắm, quần áo bẩn thì được thu gom và về đâu đó giặt. Lính Mỹ gọi điểm này là American eye. Nơi đó cứ 2 phút 1 lần bắn pháo sang phía Bắc nơi có dãy núi là điểm bắt đầu của đường mòn Hồ Chí Minh – Khe Hồ.
Một ông cựu chiến binh Mỹ nói: vào lúc cao điểm của cuộc vây hãm, ông đã không tắm trong vòng 4 tháng trời.
Điểm dừng chân tiếp theo là sông Thạch Hãn – Cầu Đa k rong.
Nói về con sông Thạch Hãn thì được bắt nguồn từ dãy núi Tây Trường Sơn, về tới đất Quảng Trị nó là con sông lớn nhất ở Quảng Trị. Được chia ra thành sông Thạch Hãn và sông Hiếu - chảy qua khu vực này, rồi qua thị xã Quảng Trị đổ ra biển ở Cửa Việt. Chúng tôi có cơ hội đến với hạ nguồn con sông nơi có khúc bi ca hung tráng “mùa hè đỏ lửa” – 1972 vào cuối ngày.
Cây cầu ngày nay chúng tôi đi qua nó không phải là cầu nguyên bản mà mới được xây lại. Vào những năm 60s thì câu cầu này cũng chưa được xây dựng và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua khúc sông này thì đi bằng đò và con rãnh bên cạnh bờ chình là đường mòn nguyên bản tuy nhiên ngày nay nó đã bị xoáy mòn bởi nước, bởi đất.
Nhìn phần còn sót lại đó tôi mới hình dung ra được những hình ảnh “xe ta bon bon trên dặm đường” - trong những thước phim về chiến tranh khốc liệt.
Rời Dakrong – sông Thạch Hãn chúng tôi tiếp tục đến với đất Hương Hóa – Khe Sanh – là vùng đất phía Nam của khu DMZ(vùng phi quân sự), Khe Sanh nằm trên một cao nguyên đất đỏ Bazan, là huyện lỵ của huyện Hương Hóa, nơi có quốc lộ 9 chạy qua và cách biên giới Việt –Lào (cửa khẩu Lao Bảo)khoảng 20km về phía Đông. Khi chiến tranh ở Việt Nam phát triển mạnh, giới quân sự Mỹ phát hiện ra vị trí quan trọng của Khe Sanh vì nó nằm án ngữ trên đường 9 – con đường chiến lược ở cực bắc miền Nam Việt Nam, con đường dẫn sang Lào tới đường mòn Hồ Chí Minh. Năm 1964, sau khi sang làm tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tướng Westmoreland liền đi thị sát Khe Sanh. Vị tướng này đánh giá: Khe Sanh là “cái mỏ neo” ở phía Tây hệ thống phòng thủ Nam khu DMZ, là bàn đạp cho cuộc hành quân trên bộ để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh của quân và dân ta, đồng thời ông cho đây cũng là vị trí lý tưởng để ngăn cản quân Bắc Việt đưa quân từ vùng đồng núi xuống đồng bằng ven biển và từ Lào sang theo đường số 9.
Vào nửa cuối những năm 60s của thế kỷ XX thời gian Mỹ quyết định tham chiến trực tiếp ở Việt Nam thì Khe Sanh là trận đánh lớn, mang tính chiến lược của Quân Bắc Việt. Ở đó 1/7 quân số lính Mỹ tham chiếm ở Việt Nam có mặt. Đó là nới mà Mỹ quyết giữ cho bằng được và Bắc Việt quyết lấy cho bằng được.
Một năm trời ròng rã chiến thuật và chiến lược, bắn, giết và chết cuối cùng thì cả thế giới biết đến Bắc Việt chống Mỹ.
Rời sân bay Tà Cơn chúng tôi dừng lại ở một hiệu đồng nát ven đường – nó giống như một bảo tàng phế liệu của chiến tranh, những mảnh bom, mảnh pháo được thu gom từ những cánh đồng trên đất Hương Hóa để bán sắt vụn.
Hành trình tiếp theo là cứ điểm Làng Vây – đó là chiến thắng vang dội của quân Bắc Việt vào tháng 7 năm 1968. Đây là một trong 3 đỉnh của tam giác bảo vệ vững chắc bất khả xâm phạm của Mỹ hai đỉnh khác là sân bay Tà Cơn và Khe Sanh.
Tạm biệt những năm mậu thân 1968 chúng tôi về ăn cơm trưa lúc 14:30 tại Đông Hà,
Chiều tiếp tục hành trình đi thành cổ Quảng Trị, một hành trình cảm giác khéo dài và nặng nề. Nơi đây mùa hè đỏ lửa 1972 đã diễn ra trận chiến khốc liệt giữa quân đội Bắc Việt và Việt Nam cộng hòa dưới sự hỗ trợ đắc lực của hỏa lực Hoa Kỳ, là trận chiến khốc liệt tiêu hao sức người sức của của cả hai bên đặc bệt là thiệt hại về tính mạng của bên Bắc Việt, sau 81 ngày đêm, chịu hàng chục tấn bom đạn thiệt hại về người lên đến 10.000 bộ đội chết –
Ngày đó, hàng vạn người lính bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ và nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại với dòng sông, để rồi cựu chiến binh Lê Bá Dương ngày hòa bình trở về chất đầy một thuyền hoa huệ trắng thả xuống sông viếng bạn bè, và từ tim anh, những câu thơ yêu thương ứa máu dành cho đồng đội:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Có tuổi hai mươi thành sóng nước,
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm...”.
Ms Hải Hà mắt ngấn lệ vì thương tiếc những thanh niên tuổi còn quá trẻ, có người mới 14 tuổi hầu hết là thanh niên học sinh, sinh viên ở Hà Nội nghe theo tiếng gọi lý tưởng của dân tộc mà anh dũng hi sinh, đoàn đi trên những con đường đê mà đầy bùn đất do cơn bão Ketsana gây ra. Đứng trước dòng sông Thạch Hãn ngậm ngùi, buồn thương chiến tranh khốc liệt.
Tạm biệt thành cổ, chúng tôi trở về khách sạn tại Đông Hà, ăn tối kết thúc hành trình ngày 3.
Ngày 4: Đông Hà – Cồn Tiên fire base – Dốc Miếu – Hiền Lương bridge – Vinh Moc tunnel – Cửa Tùng beach.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét