Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Xeo Quyt - Dong Thap

Di tích Xẻo Quýt - Căn cứ lòng dân.

Di tích Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Hiệp, Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 5-6km, có diện tích 50ha, trong đó có trên 20ha tràm. Từ năm 1960 đến năm 1975 tỉnh ủy Kiến Phong(nay là Đồng Tháp) chọn nơi đây làm căn cứ để lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xưa kia, nơi dây là vùng đất hoang vu đầy cỏ dại. việc ăn ở hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy chủ yếu dựa vào đùm bọc, che chở của nhân dân và phải đào mương lên liếp, trong cây cải tạo địa hình làm nơi trú ẩn. Rừng tràm di tích hiện nay là thành quả của nhân dân địa phương thực hiện chủ trương trồng cây gây rừng của tỉnh ủy. Tràm ở dây có tuổi thọ trên 30 năm và mỗi cây là biểu tượng của ấm lòng dân che chở Đảng.
Quanh căn cứ này có trên 10 đồn bốt của địch, tạo thành một vòng tròn khép kín. Đồn gần nhất cách căn cứ chỉ hơn 1km và đồn xa nhất cách khoảng 6km. TRong suốt cuộc chiến tranh, Xẻo Quýt là "trường bắn", là bãi tập trực thăng là nơi máy bay B52, xe M113, thuyền bay, pháo binh kết hợp với bộ binh dội bom, bắn phá, càn quét hòng tiêu diện mọi sự sống . Mỗi bông mướp vàng, tiếng gà gáy nếu bị chúng phát hiện thì phải chịu hàng chục tấn bom pháo dội vào... Do đó cơ quan Tỉnh ủy phải đối mặt giữa cái sống và cái chết trong gang tấc. Nhưng nhờ tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ và sự đùm bọc che chở của nhân dân nên cơ quan Tỉnh ủy vẫn hoạt động và tồn tại đến ngày toàn thắng.
Ngày nay, di tích Xẻo Quýt được phục chế lại, nhằm tái hiện một số công trình, biểu hiện các giá trị lịch sử, văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Đồng Tháp trong thời kỳ chiến tranh, để giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ, phục vụ khách tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử cách mạng.
1. Công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm, dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đổ trực thăng của địch.
2 Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1967, được đóng bằng gỗ sao chống thấm nước. Tại hầm này đồng chí đã viết nhiều tài liệu quan trọng chỉ đạo cuộc kháng chiến của quân và dân tỉnh nhà.
3. Nhà làm việc và ở của đồng chí Nguyễn Thế Hữu, Bí thư tỉnh ủy (1974-1975), cách nhà khoảng 10m là hố bom địch năm 1968.
4. Hội trường tỉnh ủy(1973-1975). Nơi đây Tỉnh ủy tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng đề ra chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo quân dân tỉnh nhà trong cuộc chiến tranh nhân dân. Cũng tại nơi đây, ngày 15.4.1975 Thường vụ tỉnh ủy đã đề ra nghị quyết tổng công kích - tổng khởi nghĩa giải phóng tỉnh nhà trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hai bên alf 2 công sự nổi hình chữ A dùng để tránh bom pháo địch.
5. Nhà làm việc đơn vị văn thư (1973-1975)nơi phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy.
6. Nhà ở của đồng chí Nguyễn Đắc Lộc phó văn phòng tỉnh ủy(1973-1975).
7. Nhà dã chiến đơn vị văn thư giai đoạn (1973-1975).
8. Bãi ngù, tử địa có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân, xe tăng bộ binh càn vào khu căn cứ.
9. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
10. Công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L.
11. Nhà bếp của Thường trực tỉnh ủy giai đoạn 1973-1975
12. Nhà đón khách tỉnh ủy giai đoạn 74-75
13. Công sự chiến đấu 2 người hình chữ Z
14. Nhà ở C279 đơn vị bảo vệ tỉnh ủy năm 1966
15. Hầm bí mật của đồng chí Nguyễn Xuân Trường (1969), Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban dân vận, được đào bằng đất dùng để trú ẩn khi địch càn vào.
16. Hầm bí mật của đồng chí nguyễn Thế Hữu (1966) Thường vụ tỉnh ủy, trưởng ban an ninh, được đào đắp bằng đất để trú ẩn khi địch tràn vào.
17. Công sự hình chữ Z, dùng để chiến đấu khi địch càn vào căn cứ từ hướng kinh hội đồng tường.
18. Hầm bí mật của đồng chí Trần Anh Điền, Bí thư Tỉnh ủy xây dựng năm 1966, được làm bằng lu mái đầm, dùng để trú ẩn khi địch càn vào căn cứ.
Ngoài những di tích, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên: Với những cây tràm có tuổi thọ trên 30 năm, sừng sững vươn cao giữa trời đất, dây bòng bong (IVy) bám quanh xanh rờn theo hình chóp nón trông rất đẹp mắt, với tuyến tham quan, có những đoạn đường còn giữ nguyên "đường chiến khu xưa", bóng tràm che mát rượi, với môi trường sinh thái tự nhiên và bầu không khí trong lành, với những tiếng chim hót, tiếng cá quẫy đuôi... tạo thành những âm thanh bình yên, êm ả, - Trinh tờ rơi khu căn cứ Xẻo Quýt - Bảo tàng Đồng Tháp.

Không có nhận xét nào:

What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày