Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2008

Tai lieu le hoi Hanoi - Ninh Binh




Chuyến đi ngày 12/02/06.
Từ trung tâm Hà Nội đi theo quốc lộ 1A về phía nam với lộ trình sáu chục km là đi trên đất của Hà Nội, tỉnh Hà Tây, rồi đến tỉnh Hà Nam. Khách có thể thăm đài tưởng niệm Ngọc Hồi ghi dấu chiến trận năm 1789 (vua Quang Trung hạ đồn của quân Thanh xâm lược); thăm làng Bằng Sở - cái nôi của nghề đan mây tre; rồi sang đất tỉnh Hà Tây, thăm Nhị Khê quê hương của Nguyễn Trãi, nhân vật lịch sử Việt Nam thế kỳ XV, đã từng được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hoá Thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm sinh của ông vào năm 1980, đồng thời lại là làng có nghề tiện mỹ nghệ.
Đi xuôi ít nữa sẽ có dịp thăm một làng thủ công mỹ nghệ chuyên ngành thêu và hai ngôi chùa cổ nổi tiếng: Chùa Đậu và Chùa Mui. Sau đó đến km 36 nơi sắp hết địa phận tỉnh Hà Tây sẽ được gặp một làng chuyên nghề khảm trai, khảm xà cừ. Trên địa phận tỉnh Hà Nam, đến km 50 rẽ vào huyện Kim Bảng thăm một dãy núi có hang động đẹp gọi tên là Ngũ Động - Thi Sơn.
Hà Tây
Điều kiện tự nhiên Hà tây Tỉnh Hà Tây nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và sông Hồng thuộc vùng châu thổ sông Hồng, có toạ độ địa lý 20o33' - 21o18' vĩ độ bắc và 105017'- 105o59' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía đông giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp Hoà Bình, Phú Thọ
Diện tích 2.142,75 km2 với dân số 2.237.104 người. Trong đó dân tộc Mường có 21.957 người, dân tộc Dao có 1.320 người. Mật độ dân số 1.037 người/km2. Hệ thống giao thông phát triển: Đường số 1 từ Hà Nội qua Hà Tây chạy dài tới Thành phố Hồ Chí Minh; đường số 6 qua Hòa Bình nối liền với Tây Bắc; đường 32 qua Vĩnh Phúc nối Hà Tây với Việt Bắc. Cùng với sông Hồng, sông Đà, có 4 con sông nhỏ chạy trong nội tỉnh tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi. Địa hình khá đa dạng, độ cao nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam.

Do đặc điểm địa hình, Hà Tây hình thành 3 vùng:
· Vùng đồng bằng, đất đai màu mỡ, có điều kiện thâm canh cây lúa nước cho năng suất cao, phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng trung du tiềm năng lớn về cây công nghiệp trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
· Vùng núi: Trồng rừng với nhiều lâm sản quý, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả, cây dược liệu giá trị cao. Tài nguyên khoáng sản chứa trong các vùng đó có: đá vôi, đá đỏ, nước khoáng... Cùng với nông nghiệp, Hà Tây nổi tiếng đất trăm nghề thủ công mỹ nghệ, mộc, rèn, thêu, ren và đặc biệt là lụa tơ tằm Hà Đông. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm có nhiều triển vọng. Nhiều cảnh quan kỳ thú đã cho Hà Tây nhiều hứa hẹn ngành du lịch phát triển: Núi Thầy (Quốc Oai), Tản Viên Sơn (Ba Vì) gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh và đặc biệt thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức) đã được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động" tiếp đến Đồng Mô - Ngải Sơn - Suối Hai và tất cả đã tạo thành 3 cụm du lịch liên hoàn Sơn Tây - Ba Vì, Hương sơn, Hà Đông và vùng phụ cận.
· Vùng đồi núi phía tây có diện tích tự nhiên 704 km2, chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng núi có độ cao tuyệt đối 300 m trở lên đến độ cao nhất là đỉnh núi Ba Vì. ở đây có rừng Quốc Gia Ba Vì với diện tích 74 km2. Các núi đá vôi tập trung ở vùng tây nam tỉnh (thuộc huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức) với nhiều hang động đẹp. Vùng đồi gò có diện tích trên 530 km2, chủ yếu là đồi thấp (độ cao trung bình 100 m) xen lẫn các thung lũng.Vùng đồng bằng phía đông có diện tích 1.444 km2 chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 5 - 7 m so với mặt biển. Địa hình vùng này mang đặc trưng đồng bằng Bắc Bộ ô trũng đê viền.
Với địa hình đa dạng trên, Hà Tây có nhiều đỉnh núi cao, nhiều sông lớn, và nhiều hồ đầm. Cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281 m, núi Gia Dê thuộc Ba Vì có độ cao 707 m, núi Thiên Trù (Mĩ Đức cao 378 m, núi Bộc (Chương Mĩ) cao 245 m, núi Thầy (Quốc Oai) cao 105 m.
Những con sông chảy qua tỉnh: Sông Hồng (127 km), sông Đà (32 km), sông Đáy (103 km), sông Tích (110 km) sông Nhuệ (47 km), sông Bùi (7 km).
Hà Tây có các hồ lớn sau: Hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (rộng 1.260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Mèo Gù (113 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha) thuộc huyện Ba Vì; các hồ Tuy Lai (259 ha), hồ Quan Sơn (283 ha) thuộc huyện Mĩ Đức; hồ Đông Xương (90 ha) thuộc huyện Chương Mĩ; hồ Tân Xã (80 ha) thuộc huyện Thạch Thất.
Tượng đài Ngọc Hồi

Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về phía nam đến làng Ngọc Hồi, thuộc huyện Thanh Trì. Bên phải là tượng đài Ngọc Hồi bề thế, một công trình hoành tráng tạo hình ba mũi tên lao về phía bắc, tượng trưng cho bước tiến vũ bão của đại quân Tây Sơn tiến về giải phóng Thăng Long. Mùa đông năm 1788, sáng sớm ngày 30-1-1789, vua Quang Trung tấn công đồn Ngọc Hồi, tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh, tiến lên hạ thành Thăng Long.
Bánh dầy Quán Gánh Đó là món bánh mà người dân Hà Tây dành cho thực khách ghé qua làng Quán Gánh nằm ven quốc lộ 1. Thứ bánh làm từ gạo nếp này hẳn đã làm vừa lòng bao người khách phương xa, dù chỉ tình cờ dừng chân, tình cờ nếm thử.
Đó là món bánh mà người dân Hà Tây dành cho thực khách ghé qua làng Quán Gánh nằm ven quốc lộ 1. Thứ bánh làm từ gạo nếp này hẳn đã làm vừa lòng bao người khách phương xa, dù chỉ tình cờ dừng chân, tình cờ nếm thử.
Chuyện vua Hùng truyền ngôi cho con trai thứ ba là chàng Lang Liêu gắn liền với sự tích bánh chưng, bánh dầy, có người Việt nào lại không nhớ.
Ngày xưa, có người hành khất đi ngang qua làng Quán Gánh (thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây) nghỉ trọ. Người hành khất tuy nghèo khổ lại rách rưới bẩn thỉu nhưng vẫn được những người dân đôn hậu nơi đây đối đãi tử tế. Cảm động vì nghĩa cử đó, ông bèn dạy cho người dân nơi đây cách làm thứ bánh bằng gạo nếp vừa lạ vừa ngon, là bánh dầỵ Sau đó, người dân nơi đây mới biết đó là một vị vua vi hành để dạy dân làm nghề.
Bánh dầy Quán Gánh phải được chọn làm từ gạo nếp Hải Hậu (Nam định) trắng phau, rất thơm và dẻo. Gạo nếp mang ngâm rồi đồ thành xôi. Bánh có ngon hay không, quyết định rất nhiều ở khâu này. Sau đó, bỏ xôi vào cối giã từ lúc thật nóng đến khi hạt gạo quyện vào nhau thành vỏ bánh trắng trong, rất dẻo. Khi nhân bánh đã chuẩn bị xong, phải tra nhân vào vỏ. đây là một công đoạn khó. Muốn làm được phải là thợ lành nghề. Thường có 3 loại bánh dầy. Vỏ như nhau nhưng nhân lại khác: nhân ngọt, nhân mặn và bánh chay. Bánh chay và bánh ngọt thường được dùng làm đồ tế lễ. Nhân bánh ngọt là đỗ xanh được nấu rồi xào đường có màu cánh kiến. Vỏ bánh trắng trong hằn màu nhân, nhìn hấp dẫn vô cùng. Bánh mặn được làm nhân từ đậu xanh, dừa và thịt ba chỉ, hạt tiêu (gần giống nhân bánh nếp ở một số vùng). Bánh chay (không nhân) hay được dùng trong cỗ cưới (thay cho đĩa xôi). Thực khách có thể kẹp giò hoặc chả theo sở thích, ăn rất ngon.
Làng Quán Gánh nằm ven quốc lộ 1. Du khách đi tham quan những thắng cảnh nổi tiếng từ Bắc vào Nam đều qua đây. Rất ít người đi ngang qua lại không dừng chân mua cặp bánh dầy gói lá chuối xanh rờn làm bữa trưa hoặc khi về làm quà cho người thân, để một lần thưởng thức đặc sản một vùng quê - đất Hà Tây tụ tài có tiếng. Nếu có điều kiện nghỉ chân lâu hơn nơi đây, du khách đi sâu vào khoảng 2-3 km ghé thăm làng Nhị Khê, nơi còn thờ Nguyễn Trãi trên chính mảnh đất của vị danh nhân văn hóa thế giới lúc sinh thời, theo con đường đầy hương bạch đàn và hương lúa của một vùng quê thanh bình.
Theo
Làng mây tre đan
Đến cầu Ngọc Hồi rẽ trái tới làng Bằng Sở nay thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, một trong những chiếc nôi sinh thành của nghề mây tre đan.
Hàng mây Bằng Sở đã đi khắp các châu lục, có tới gần hai trăm mẫu hàng: lớn có bàn ghế sa lông, tủ rượu... nhỏ là đĩa, lẵng, làn, chậu, bát, khay, lọ hoa, chao đèn. Bát có loại răng cưa, rua miệng, đáy dày, trơn mộ...; lẵng có loại bán nguyệt, quai chai, hình thuyền đuôi chim én...
Có những mẫu đẹp được định hình trên hàng mây: hồ Hoàn Kiếm, chim đại bàng, chú bé cưỡi trâu thổi sáo...
Những sợi mây tạo ra cảnh sóng nước, mây trời, chim bay, hoa nở, lâu đài, đình miếu và đặc biệt là thể hiện chân dung, không chỉ giống như thật mà phải toát lên tâm hồn và tính cách con người.
Hàng mây tre Bằng Sở đã đi dự Hội chợ Pa-ri năm 1931. Ngày nay các hàng mây tre như túi xách, lẵng hoa, giỏ đựng hoa quả, bàn ghế... thường được khách tìm mua.
Nhị Khê - làng văn, làng nghề
Nhị Khê là tên hiệu của Nguyễn Phi Khanh, thân sinh Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), đã từng sống và dạy học tại đây. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã minh oan vụ án Lệ Chi Viên và lập đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê.
Làng Nhị Khê là làng của nghề tiện gỗ, tiện sừng, tiện ngà... Nhỏ là bộ quân cờ, tẩu thuốc lá, chuỗi hạt nữ trang, các hộp đựng mỹ phẩm. Lớn là các bộ phận trong công việc xây dựng nhà cửa: bộ lan can tay vịn cầu thang, trấn song cửa, cốt các loại bình hoa, lộc bình sơn mài ...
Các máy tiện cổ truyền vốn đạp bằng chân đã được lắp mô tơ điện và trục quay đã được lắp vòng bi nhưng vẫn mang dáng dấp cũ, khách vẫn có thể hình dung được các thao tác của người thợ từ hàng trăm năm trước.
Chùa Đậu
Chùa tên chữ là Thành Đạo Tự nằm trong thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây thờ nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Theo văn bia thì Thành Đạo Tự được xây dựng từ thời Lý. Các triều đại kế tiếp đều có sửa sang tu bổ. Lần trùng tu năm 1635 do cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đứng ra làm hội chủ hưng công, khiến chùa thêm phần rộng lớn đẹp đẽ.
Chùa dựng theo kiểu chữ (I) trên khu đất cao, phía trước có hồ rộng, phía sau là sông Nhuệ. Tam quan chùa đồng thời cũng là gác chuông: Giữa là một kiến trúc hai tầng tám mái với đầu đao cong vút; tầng trên có lan can vây bọc, các bộ phận bằng gỗ được chạm trổ rồng, phượng, hoa lá, chim thú, bên trong treo quả chuông lớn đúc năm 1801.
Tầng dưới là cửa lớn, gắn liền với hai cửa vòm và hai cột trụ cao ở hai bên một cách hài hoà, tạo ra một chỉnh thế kiến trúc bề thế. Qua Tam quan tới một sân gạch rộng, hai bên có hai nhà giải vũ. Cuối sân là lối lên nhà tiền đường. Có hai dãy hành lang trong và dãy nhà Tổ nằm ngang ở phía sau nối tiếp nhau tạo thành một khung vuông bao bọc lấy toà thiêu hương và điện thờ thần Pháp Vũ ở giữa. Phía sau chùa còn có am thờ nhỏ. Quanh chùa có nhiều cây cao bóng cả. Chùa Đậu lưu giữ được nhiều di vật và đồ thờ cổ rất có giá trị như: đôi rồng đá thành bậc trước nhà tiền đường, mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc thời Trần (thế kỷ XIV); gạch cỡ lớn có chạm trổ trang trí thời Mạc (thế kỷ XVI); sách bằng đồng thời Lê (gồm tám lá đồng khổ 0,20x0,50m, khắc chữ cả hai mặt, ghi lại việc xây chùa và những điều liên quan đến việc thờ phụng tế tự ở chùa ); hai tấm biển gỗ sơn son thiếp vàng khắc hai bài thơ nôm do Định Vương Trịnh Căn (1682 - 1709) và An Đô Vương Trịnh Cương (1709-1729) sáng tác khi về thăm chùa; nhiều tấm bia cổ chạm khắc công phu; có hai pho tượng ngoài bó sơn ta và quang dầu, bên trong là thi hài hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa trong khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, được thể hiện trong tư thế "toạ thiền nhập định".
Nghiên cứu hai pho tượng này bằng các công cụ và phương pháp khoa học đã cho phép đi đến kết luận: trong tượng quả thật có cốt xương, vị thế liên kết bộ xương phù hợp với cơ sở giải phẫu học. Như vậy sự xuất hiện hai pho tượng độc đáo này về cơ bản là phù hợp với những truyền thuyết xoay quanh quá trình tu luyện theo lối khổ hạnh của hai nhà sư nói trên (đặc biệt là nhà sư Vũ Khắc Minh được gọi là sư Rau, sư Thiêu) và rõ ràng là có liên quan đến thuật ướp xác của Việt Nam mà hiện nay vẫn đang còn là điều bí ẩn.
Làng thêu Quất Động

Khu vực xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây gồm bốn làng nhưng chỉ có làng mang tên xã là làng nôi của nghề thêu đặc sắc. Làng Quất Động được coi như đất tổ nghề này. Ngày trước làng thêu chủ yếu phục vụ cung đình và các nhà quyền quý, đền chùa và phường tuồng. Kỹ thuật thêu cũng đơn giản, và dùng năm mầu chỉ: Vàng, đỏ, tím, xanh, lục.
Tới đầu thế kỷ XX, nghề thêu phát triển, kỹ thuật thêu tinh vi lên, những ngành thêu mới ra đời như thêu hàng trắng, hàng nổi, thêu kết hợp dua ...
Người thợ thêu, bên cạnh đức tính cần thiết như cần cù, tỉ mỉ, tinh mắt, còn phải có óc thẩm mỹ cao, biết điều khiển những đường kim mũi chỉ để hoà hợp các mầu sắc.
Công phu nhất là thêu các đường ven đường lượn, như gân lá, đài hoa, mắt chim, mắt người. Những cánh chỉ quện lấy nhau; chân chỉ của từng chiếc lá, đài hoa, khoé mắt phải đều và đường chỉ càng mềm, chân chỉ càng lẳn thì sản phẩm càng giá trị.
Có nhiều mặt hàng mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thời đại. Những mặt gối thêu hoa sen, hoa cúc; những áo ki-mô-nô thêu rồng chầu, phượng múa... Riêng mặt hàng khăn trải giường bốn góc có hoạ tiết giàn hoa, giữa là bức thêu lớn với nhiều màu đặc sắc như: "Tùng hạc" - đôi chim hạc trắng muốt có điểm vài nếp cánh viền đen hoà hợp với màu xanh của lá xanh cổ thụ; "Uyên ương trong đầm sen" với những cánh hoa, lá sen, nụ sen, hồng phớt, hoà sắc khá phức tạp, chen lẫn là đôi uyên ương tạo lên không khí nồng ấm trên nền lam; Rồi "Công múa bên bụi trúc", "Rồng vờn mây", "Phượng ngậm thư"..v..v...
Lại có những bức tranh thêu phong cảnh hoặc cảnh sinh hoạt : chợ quê, đình làng, cô gái gảy đàn... nhưng tinh xảo nhất là thêu tranh chân dung.
Chùa Mui
Chùa Mui nay thuộc địa phận thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây có tên chữ là Hưng Thánh Quán, trước là một quán của đạo Giáo.
Chùa dựng theo kiểu chữ (I) phía trước là nhà tiền bái, phía sau là điện thờ Mẫu, hai bên là hai dãy hành lang, tạo thành một khung vuông. Nổi bật lên ở giữa khung vuông này là toà thượng điện. Nhà tiền bái có năm gian hai chái, với bộ mái đồ sộ lợp ngói vẩy rồng.
Chính giữa bờ nóc đắp nổi ba chữ "Hưng Thánh Quán", hai đầu bờ nóc là hai hình đầu rồng bằng đất nung nguyên khối khá lớn, mũi sư tử, mắt lồi, bờm hất ngược, miệng há to ngậm một khung vuông có hình tròn ở giữa - biểu tượng "Trời tròn đất vuông". Bên trong nhà tiền bái có nhiều mảnh chạm khắc trang trí rồng mây hoa lá mang dấu ấn thế kỷ XVII. Toà thượng điện được dựng trên nền cao hơn nền đất gần một mét, có mặt bằng gần vuông : một hệ thống bốn cột cái, 12 cột con đỡ bộ mái đồ sộ, được trang trí bằng đôi rồng (đất nung nguyên khối, cao tới gần 1 m) có sừng hai chạc, tai thú, mặt lồi, mũi sư tử, miệng há rộng, nhe răng cắn hình lá để trang trí; hai sừng tê vắt chéo (một trong những biểu tượng của tín ngưỡng đạo Giáo). Trong toà thượng điện có đặt một bệ tượng đất nung khá lớn (cao khoảng 1 m, rộng 1,50 m dài 2,50m). Trên cùng là đài sen trang trí hình rồng, hoa lá và bốn góc là chim thần garuda trong tư thế nâng đội đài sen.
Chùa Mui với kiến trúc cổ kính, nhất là những di vật đất nung độc đáo, giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật kiến trúc cổ.
Hà Nam
Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã: thị xã Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.
Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thị xã Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện
Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Nam có diện tích tự nhiên 850 km2 nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Phía tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng. Đất đai ở vùng này rất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh được tạo nên bởi phù sa của các sông lớn như sông Đáy, sông Châu, sông Hồng. Đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, hoa màu, rau, đậu, thực phẩm. Những dải đất bồi ven sông đặc biệt thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, lạc, đỗ tương và cây ăn quả. Ngoài ra đây cũng là vùng thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển nghề chăn nuôi gia cầm dưới nước.
Đá vôi, nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Hà Nam, có trữ lượng lớn tới hơn 7 tỷ m3. Đây là nguyên liệu quan trọng cho phát triển các nghành công nghiệp sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng. Phần lớn các tài nguyên khoáng sản phân bố gần trục đường giao thông, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và chế biến. Sản phẩm xi măng Bút Sơn của Hà Nam hiện đã có mặt trong hầu hết các công trình xây dựng lớn của đất nước. Với tiềm năng khoáng sản , trong tương lai, Hà Nam có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng lớn ở vùng đồng bằng Bắc.
Hà Nam đã quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 800ha tại các vị trí thuận lợi giao thông, hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ ở 3 khu công nghiệp, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư khá hấp dẫn sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật-công nghệ,hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển của Hà Nam là những yếu tố tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh còn rất lớn, với sự đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong tương lai.
Làng nghề truyền thống, đặc trưng đặc sản:
Chuối ngự Đại Hoàng, Lý Nhân, Bánh đúc, Bánh cuốn, bánh đa kế.
Dệt lụa Nha Xá, thêu ren Thanh Hà, mây tre đan Ngọc Động, nghề Dũa An Đỗ, làm bánh đa nem ở Nguyên Lý, làng trống Đọi Tam.
Ngũ Động - Thi Sơn (Quyển Sơn)
Từ thị trấn Quế, huyện lỵ của Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, men bờ sông Đáy đến chùa Bà Đanh. Gần đấy có một hang động đẹp. Qua cầu của thị trấn Quế gặp Thi Sơn, nghĩa là núi cỏ thi, một loại cỏ mà ngày xưa các nhà nho thường dùng để bói toán. Núi còn có tên là núi Quyển với truyền thuyết, khi tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105) đóng quân ở đây, bỗng có gió nổi, các lá cờ bay lên đỉnh núi và cuốn tròn lại, ông bèn đặt tên núi là Quyển Sơn tức là núi cuốn.
Thi Sơn là dãy núi đá vôi nối với dãy núi Hương Tích, có nhiều hang động. Cách đây dăm năm, đã tìm ra một quần thể hang động có năm lớp hang sâu trong lòng núi, nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ, giống ông sư ngồi gõ mõ, nhà hiền triết suy tư, Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, một đàn hươu đang chạy, con hổ vươn mình... Thêm vào đó là ở một vài ngóc ngách, nước giỏ xuống những tảng đá rỗng nghe loong boong như tiếng trống vỗ âm vang.
Ở chân núi có ngôi đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt, bao quanh là những rặng trúc bốn mùa xanh nên còn gọi là đền Trúc. Hằng năm, đền mở hội vào mồng mười tháng giêng âm lịch, có thi bơi chải dành cho nam trên sông Đáy và thi hát dặm cho nữ trước sân đền.
Còn một lối đi nữa, dài hơn chút ít nhưng thẳng đường hơn. Đó là xuống tới thị xã Phủ Lý rẽ phải qua ngay cầu Hùng Phú bắc qua sông Đáy, theo đường nhựa mới làm theo bờ tây ngược lên là tới Ngũ Động - Thi Sơn. Nếu muốn thăm chùa Bà Đanh thì qua cầu Quế, trở sang bờ đông là tới ngay chùa này.
Đặc điểm tự nhiên và KT- XH tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên hơn 1.400 km², và dân số là 849000 người mật độ trung bình 640 người / km2 . Địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt: Đồng Bằng, ven biển, vùng đồi núi.
Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 99km về phía Nam tỉnh có đường quốc lộ 1 và 10 cùng với đường sắt bắc nam chạy qua tạo nên cho tỉnh có đường bộ đướng sắt đều thuận tiện. Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt như sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Đáy, sông Vân... tạo nên cho hệ thống đường thủy cũng hết sức thuận tiện.
Ninh Bình là tỉnh giàu tiềm năng du lịch Thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này nhiều những danh thắng đẹp, nhiều hang động kỳ thú như Tam Côc, Bích Động, Định Lộng . Động Vân Trình. Đặc biệt là khu du lịch Tam Cốc... Khu du lịch non nước, núi Dục thúy Sơn, núi Ngọc Mỹ Nhân.
Ngoài ra còn có Rừng Quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, với cây trò ngàn năm tuổi. Bên cạnh đó còn có Khu ngập mặn Vân Long với sự kêts hợp của động thực vật và những hang động tạo nên giá trị Kinh tế lớn,
Cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, con người nơi đây cũng biết tạo nên những giá trị cho riêng mình đó là Nhà Thờ Đá Phát Diệm....., Cùng với các làng nghề truyền thống:...... Và côs đô Hoa Lư:..............Những tour du lịch Ninh Bình đang thu hút khách trong và ngoài nước.
với bờ biển dài hơn 15 km. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đặc sản & Đặc trưng: Cơm cháy
Cơm cháy không có nghĩa là cháy cơm ở đáy nồi. Thực ra cơm cháy là một đặc sản của Ninh Bình mà hầu như du khách nào đến Ninh Bình cũng thử một lần cho biết, để rồi không bao giờ quên. Cơm cháy được làm từ cơm, thịt bò sào hoặc tim, cật lợn sào và rau sào là không thể thiếu như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Sau khi cơm được nấu kỹ, cơm được dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô. Khi các miếng cơm khô đi thì bỏ chúng vào chảo dầu dán cho đến khi cơm cháy ròn, thơm và kêu xèo xèo. Đồng thời thịt bò thăn thái lát đem ướp gia vị và đem sào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy đã được rán ròn. Thế là quý khách có một món ăn tuyệt vời với đầy đủ hương vị sông, núi Ninh Bình., Dê thị trấn Me,
Thêu ren Văn Lâm, chạm khắc đá NInh Vân, chiếu cói Kim Sơn, thúng cói xuất khẩu
Thị xã Tam Điệp
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17/12/1982 theo Quyết định số 200/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tam Điệp là thị xã miền núi nằm ở phía Tây- Nam tỉnh Ninh Bình trên trục Quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung bộ và phía Nam đồng bằng Bắc bộ. Cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách Thị xã Ninh Bình 12 km, Tam Điệp nằm gần các trung tâm công nghiệp lớn như Bỉm Sơn, Ninh Bình... Phía Bắc- Đông bắc giáp huyện Nho Quan và Hoa Lư, phía Đông- Đông nam giáp huyện Yên Mô, phía Tây và Tây nam giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá). Thị xã có 12 km đường Quốc lộ 1A, 8Km đường quốc lộ 12B đi Nho Quan, Hoà Bình và 11 km đường sắt Bắc- Nam chạy qua (với 2 ga: Ga Ghềnh, Đồng Giao) rất thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế- xã hội. Thị xã Tam Điệp thuộc vùng bán sơn địa, có địa hình phức tạp nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng. Cao độ địa hình dao động từ +4 đến +53m, địa hình dốc từ Tây bắc xuống Đông nam trung bình 7-11°. Vùng đất trũng xen kẽ núi đá vôi: Bao gồm các xã Yên Sơn, Yên Bình, Đông Sơn, là vùng trồng lúa của thị xã với tổng diện tích đất trồng lúa hiện nay trên 1.450 ha. Vùng đồi: Diện tích 3.525ha, là vùng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của thị xã thuộc nhóm đất Feralit đỏ, vàng rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Trước kia được khai thác trồng cà phê, chè, cây màu, hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, trồng dứa, ngô rau, lạc tiên cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu. Vùng núi đá vôi: Diện tích 2.323,6 ha (chiếm 21% diện tích tự nhiên), là một phần của dãy núi Biện Sơn- Tam Điệp, đây là khu vực có trữ lượng lớn về đá vôi và đô lô mít, là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng và một số hoá chất công nghiệp. Khí hậu của thị xã Tam Điệp là khí hậu thuộc tiểu vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Hàng năm chịu ảnh hưởng từ Danh lam thắng cảnh: Năm 1985, Thị xã Tam Điệp được công nhận 2 khu di tích lịch sử danh thắng Tam Điệp- Biện Sơn gồm: - Khu A: có đèo Ba Dội, Kẽm Đó, luỹ Quang Trung, núi Cắm Gươm, núi Cắm Cờ, núi Chong Đèn, núi Hầu Vua, Vương Ngự, gắn với di tích Đền Dâu, Đền Quán Cháo, động Tam Giao. - Khu B: có luỹ Quèn Thờ, luỹ Quang Trung, đền Quèn Thờ gắn với danh thắng động Trà Tu, hồ Yên Thắng, hồ Mừng, hồ Đoòng Đèn. Ngoài ra còn có các hang động với nhiều dấu tích của người cổ đại, các trang trại cây ăn quả, vườn rừng, vườn đồi cùng các danh lam thắng cảnh hấp dẫn khác, hàng năm thu hút nhiều khách đến thăm quan, du lịch.
Ðèo Ba Dội (*)
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
(*) Đèo Ba Dội hay Ba Ðèo tên chữ là đèo Tam Điệp, thuộc huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Không phải Đèo Ngang như có sách đã nhầm.
Chúng ta sẽ gặp lại Ninh Bình vào chiều hôm nay còn bây giờ đoàn ta sẽ tiếp tục hành trình đi đến với mảnh đất xứ Thanh.
Thanh Hóa
Thanh Hóa với tổng diện tích 11106km2 và dân số là 3467000 người. Là một tỉnh lớn của Việt Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ. Phía bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào. Thành Phố Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 150km. Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, thấp dần từ tây sang đông gồm có vùng núi, trung du và đồng bằng, vùng ven biển.
Khí hậu thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 24 độ C. Nằm ở độ cao không lớn lại nằm kề biển nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn. Giao thông đường bộ, đường sắt đường thủy đều thuận tiện
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn. Những thắng cảnh đặc sắc như bãi biển Sầm Sơn, động Hồ Công, núi Hàm Rồng... Thanh Hóa có nhiều di tích lịch sử gắn với lịch sử của dân tộc như Lam Kinh, thành nhà Hồ ...Đến thăm di tích này, du khách sẽ hiểu được một giai đoạn hào hùng, đầy biến động của dân tộc.
Thanh hóa là địa bàn cư trú của người Việt Cổ, nơi có nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ với trống đồng Đông Sơn là di vật độc đáo của nền văn hóa này. Nhiều hang động đá vôi là những nơi cư trú của những nhóm người cổ từ hàng mấy ngàn năm trước. Thanh Hóa là đất có truyền thống lâu đời được gọi là đất "địa linh nhân kiệt" đã cung cấp cho đất nước biết bao danh nhân văn hóa và anh hùng dân tộc, nơi phát tích của các triều Tiền Lê, Hậu Lê, nhà Hồ, chúa Trịnh, chúa Nguyễn mà dấu ấn còn ghi lại ở các vùng quê với các đền đài, miếu, mộ, lăng tẩm, thành quách. Hiếm có vùng đất nào lại sinh ra tới " Ba dòng vua", " hai dòng chúa" như ở đất Thanh.
Thanh Hóa cũng là nơi có nhiều dân tộc ít người sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Hò Sông Mã là làn điệu dân ca đặc trưng nhất của đất Thanh.
Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có kho tàng văn học dân gian phong phú với các trường ca, truyện thơ nổi tiếng. Có các làn điệu hát xéc bùa, hát ví và các điệu múa: múa bông, múa Quạt, múa Sạp...
Dân tộc Lào có vốn văn học dân gian phong phú với nhiều truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, dân ca. Đặc biệt phụ nữ Lào không những hát hay mà còn múa rất giỏi các điệu dân vũ. Họ có nhiều nghi thức tín ngưỡng khác nhau liên quan đến nông nghiệp như lễ cầu mưa, tục ăn cơm mới. Dân tộc Lự ở Thanh Hóa có hát Lự là điệu hát quen thuộc của thanh niên trai gái Lự. Người con gái che mặt bằng tấm vải màu đỏ ngồi hát theo tiếng sáo do người con trai thổi đệm. Người Lự có lịch riêng.
Lễ hội đền thờ Bà Triệu - Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh năm 248
Từ năm 220, Cửu Chân thuộc quyền cai trị của Ðông Ngô (một trong 3 nước thời Tam Quốc), trong xứ không kể Nghệ An, Hà Tĩnh nữa, có chừng 3 vạn hộ. Bà Triệu tức Triệu ?u, Triệu Thị Trinh, người Quân Yên (huyện Yên Ðịnh), 20 tuổi, lập căn cứ ở Núi Nưa (Triệu Sơn), hội quân với 3 anh em họ Lý ở Bồ Ðiền (tức Phú Ðiền, huyện Hậu Lộc) cùng tiến đánh quận sở Tư Phố đại thắng. Hầu hết các huyện lỵ, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Ðức, Nhật Nam (2 quận nay là vùng Nghệ Tĩnh - Quảng Bình) bị nghĩa quân đánh hạ, các thái thú, huyện lệnh và huyện trưởng bị giết... nền đô hộ của nhà Hán ở Giao Châu hơn 330 năm bị lật đổ.
Bà Triệu ẩu huý là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2-10 năm bính Ngọ (226), tại huyện Quân Yên quận Cửu Chân (Yên Ðịnh ngày nay). 19 tuổi bà đã có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Ðông đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta". - Bà đã chiêu mộ trai tráng đánh giặc và trở thành chủ soái năm 248. Ngày nay nhiều nơi có đền thờ bà Triệu; có nơi tôn vinh là " Bà Chúa Thượng Ngàn ". Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng hai âm lịch, trong một không gian rộng từ Ðền đến Lăng về đình Làng. Lễ Mộc dục - Tắm tượng vào ngày 18 hoặc 19 - 2 (âm lịch). Tế Phụng Nghinh với nội dung mời Vua Bà và Lục bộ triều đình về trong ngày huý kỵ của Bà. Rước Bóng- Rước bát hương Vua Bà từ đền chính đến Lăng mộ rồi rước về đình làng. Ðặc biệt ở đình làng còn diễn trò " Ngô Triệu giao quân " rất sôi nổi. Sau lễ buổi trưa, cả làng ăn đồ nguội (vì đánh trận phải ăn lương khô). Buổi chiều nấu nướng cỗ bàn để khao quân. Trong dịp lễ hội, dân làng còn tổ chức thi đấu vật, leo dây, thổi cơm, thi đánh cờ tướng...; làm cho lễ hội càng thêm sôi nổi, náo nhiệt cả một vùng.
Lễ hội lịch sử đền Bà Triệu
Có hai nơi tổ chức với hai phong cách độc đáo khác nhau.
Đền Bà Triệu (Phú Điền): tổ chức đều đặn, mang tính khu vực, không còn ở phạm vi một làng, một xã. Sau việc cúng tế, rước kiệu là trò múa dẹp đường, tiếp là trò Bình Ngô phá trận. Năm đông nhất với vài trăm người chia làm hai phe, phe quân Triệu, quần áo binh khí màu đỏ, bên Ngô quần áo màu đen. Khi nghe trống lệnh, hai phe vào giá lấy vũ khí rồi xếp hàng trước nhà tiền đường. Trống chiêng nổi lên, hai phe chạy theo hai hướng tả hữu, ra trước đền thì gặp nhau. Khi nghe trống trận, hai bên giao chiến chừng nửa canh giờ. Nghe hiệu lệnh hai bên xếp hàng trở về sân đền, trống thanh la nổi lên: kiệu, lọng, tiến xuống sân hạ, quân hai phe đi trước dẹp đường tiến về sân đình làng Phú Điền. Kiệu Bà lượn một vòng dừng lại và đặt yên vị, xem tế lễ, sau đó đoàn quân và kiệu thẳng tới chân núi nơi có mộ Bà. Các vị chức sắc lên núi cáo yết Bà và xin 3 nén hương cắm vào bát hương. Tiếp đó rước vong linh Bà về đền để cúng tế. Những năm trước đây, lực lượng quân đội, dân quân du kích cũng tham gia diễu binh trước đền Bà Triệu, không khí cả vùng sôi nổi hẳn lên. Thật là:
Đất Việt ngàn năm danh Bà Triệu
Phú Điền muôn thuở sáng bình Ngô.
ở Phủ Na cũng thờ Bà Triệu, nơi dấy binh đánh Ngô. Phủ Na đã được xây dựng lại, thành điểm du lịch, với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, khách thập phương đến vãn cảnh Phủ Na suốt cả mùa xuân.
Lễ hội đền Sòng:
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ bà chúa liễu Hạnh ( người được tôn là Thánh Mẫu). Lễ hội này rất đông người tham gia, với tấm lòng thành kính, biết ơn và cầu phúc.
Tục lệ thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh Hương Nghiêm (Tổng hợp)
Như nhiều dân tộc khác ở vùng Đông Nam Á, người Việt nguyên sơ theo chế độ mẫu hệ, vì vậy có tục thờ Mẹ. Mẹ Việt Nam - đó là người mẹ của gia đình, người mẹ của sông nước, người mẹ của núi rừng, người mẹ của đất đai, mẹ của dân tộc Việt Nam. Hầu như ngôi chùa nào cũng dành một ban thờ Mẫu. Dường như ai cũng thấy thiêng liêng, gần gũi và ấm lòng mỗi khi thắp một nén hương lên bàn thờ Mẫu khi về dự hội lễ Mẹ ở Phủ Giầy - Nam Định. Đạo Tứ mẫu thờ mẫu Liễu Hạnh, đó là vị Thánh mẫu đầy uy lực, có lòng từ bi, luôn nêu cao tấm gương “Hiếu trinh”, bà dạy con người biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, biết đối xử tốt với họ hàng, làng xóm, coi hôn nhân là một đạo lý... Tấm gương đó thể hiện qua những lần giáng sinh của bà. Theo truyền thuyết, lần thứ nhất bà giáng sinh ở Quảng Nạp, Ý Yên - Nam Định, làm con nhà họ Phạm, nêu cao tấm gương về một người con gái hiếu thảo, không lấy chồng để phụng dưỡng cha mẹ, hết hạn về trời. Giáng sinh lần thứ hai ở Vân Cát - Vụ Bản - Nam Định, làm con gia đình quan lại họ Lê vào năm 1557 là Lê Thái Công sau làm dâu Trần Công, kết duyên cùng chàng Trần Đào Lang. Nàng nêu cao gương sáng về một người vợ hiền, dâu thảo, yêu thương con cái, giữ gìn đức hòa thuận, giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, “Dĩ thuận vi chính, thiếp chi đạo dã” (Đạo làm vợ lấy thuận hòa làm chính). Bà là người yêu quê hương đất nước, hay giúp đỡ người nghèo khổ, chăm lo tu sửa đình chùa, danh lam thắng cảnh để tô đẹp cho non sông đất nước, luôn âm phù cho đất nước đánh giặc trừ nạn ngoại xâm. Lần giáng sinh thứ ba vào năm 1578, bà trở lại trần thế, đầu thai làm Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng 2 vị nữ tì là Quế Hoa công chúa (là cháu Mẫu mặc áo trắng) và Thụy Hoa công chúa mặc áo xanh (là em dâu Mẫu) hạ trần xuống vùng núi đồi Đèo Ngang (Ninh Bình - Thanh Hóa), lần này bà là bà mẹ Tiên tài năng, tao nhã, vô cùng xinh đẹp, am hiểu nghệ thuật, biết đủ cả cầm, kỳ, thi, họa, một vị Thánh mẫu có tâm hồn nghệ sĩ, một nhà thơ có tài năng thực sự, nhân hậu, coi trọng lẽ phải, luôn đấu tranh cho chính nghĩa, ghét những thói hư tật xấu, chống lại những lễ giáo bất công, lạc hậu của Nho giáo vốn coi thường, khinh miệt phụ nữ. Đó là vị Thánh mẫu rất mẫu mực, tròn đầy trong đời sống gia đình và xã hội. Bà đại diện cho tinh hoa cốt cách của người phụ nữ Việt Nam, cho tinh thần bất tử của dân tộc Việt. Vì vậy bà tồn tại vĩnh hằng trong tâm thức dân gian.
Lễ hội tâm linh đền Sòng, Phố Cát
Nơi đây thờ Liễu Hạnh Công chúa, một vị thần trong Tứ bất tử. Theo sự tích Phố Cát là trung tâm căn cứ của Liễu Hạnh, đền Sòng là nơi diễn ra nhiều trận đánh giữa Liễu Hạnh với quan quân nhà Trịnh. Cuối cùng nhà Trịnh chấp nhận làm chúa, nhà Lê làm vua, Liễu Hạnh đi tu đắc đạo, sau được tôn Thánh Mẫu. Lễ hội đền Sòng có nét riêng biệt, sau những ngày tế lễ, diễn trò, người khắp nơi đổ về dự ngày kết của lễ hội, bởi lẽ ngày ấy cá thần xuất hiện. Từ hồ Bích Ngọc cá lên hàng đàn, tới ngàn con bơi theo dòng nước hình vòng tròn trước đền từ sáng cho đến chiều tối rồi tự nhiên biến mất. Người đời bàn tán là chuyện lạ âm phù, cá hiện một ngày quả là xưa nay hiếm, nên người trẩy hội cũng đông:
Nhất vui là hội Phủ Dầy
Vui là vui vậy không tày Sòng Sơn.
Hội đền Thái Vi
Hội được tổ chức từ ngày 14 đến 17 tháng 3 âm lịch hàng năm tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần- những người có công lớn với dân, với nước, trên tinh thần “uống nước, nhớ nguồn”. Phần lễ được tiến hành dưới hai hình thức: rước kiệu và tế. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn mà là trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình. Sau phần rước kiệu đến phần tế. Văn tế ca ngợi công đức của các đời vua nhà Trần. Phần hội có nhiều trò trơi dân gian của nhân dân như: múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền...
Bích Động - Tam Cốc.
Khu di tích thắng cảnh nổi tiếng này, nằm trong rặng núi đá vôi Trường Yên, gần khu di tích Hoa Lư. Bích Động được gọi là "Nam thiên đệ nhị động". Phía trước động là đồng lúa mênh mông, có nhánh sông Hoàng Long chảy qua, uốn khúc quanh năm ngọn núi quây quần thành cụm như đoá hoa sen.
Trên núi, cây cối xanh um; thấp thoáng ẩn hiện những vạt mái ngói rêu phong của ngôi chùa cổ. Chùa Bích Động được dựng với quy mô lớn từ đầu thời Lê. Trong chùa còn quả chuông lớn đúc từ đời Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hoà thượng có công xây dựng chùa. Thời Cảnh Hưng chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi. Vào Chùa Hạ phải qua một cầu đá ba nhịp.
Chùa xây bằng đá tảng mài nhẵn trên khối nền kè đá cao tới gần 2m, trông khá bề thế: Cột thềm, lan can... chủ yếu đều được tạo dựng bằng chất liệu đá, mái chồng lợp ngói mũi hài to bản, hai bên là hai toà giải vũ, phía trước là sân gạch rộng và phương đình. Bên trái Chùa Hạ có lối lên Chùa Trung đục đá thành bậc, mát rượi dưới tán lá cây lưu niên. Chùa Trung nằm kề cửa động, trên vách đá có khắc hai chữ Hán "Bích Động".
Phía bên trái có tấm bia "Bích Sơn thiền tự bi" (Bia Chùa Bích Sơn) dựng thời Lê Dụ Tông, phía bên phải là tấm bia thời Cảnh Hưng, tạc ngay dưới sườn núi. Từ Chùa Trung, trèo 22 bậc đá nữa qua Hang Tối có chuông cổ, tượng phật bằng đồng, qua cổng đá cuốn, sẽ lên tới Chùa Thượng. Chùa dựng trên điểm cao chót vót gần đỉnh núi, đã đổ nát, chỉ còn lại mấy cột đá đứng chơ vơ giữa những cây đại cồ thụ.
Gần Bích Động là động nước Tam Cốc, đền Thái Vi và khu hành cung Vũ Lâm thời Trần. Từ Bích Động đến Tam Cốc tuy gần nhưng chỉ có đường thuỷ. Dòng sông nhỏ nước xanh thẫm, in bóng vách núi hoa rừng, đến núi Kiều thì thắt hẹp lại, luồn qua ba cái hang (Tam Cốc): Hang Cả, Hang Hai, Hang Ba. Trong hang nhiều nhũ đá lóng lánh đủ màu sắc lại như được pha lẫn kim nhũ, ngân nhũ dưới ánh đèn đuốc. Không khí trong hang mát lạnh.
Cố đô Hoa Lư
Trên cánh đồng chiêm bát ngát một màu xanh mát mắt của hai huyện Gia Viễn và Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình là 99 ngọn núi đá vôi lô nhô nối tiếp nhau kéo dài như bức trường thành. Đôi chỗ có một ngọn đột ngột vươn cao như toà tháp canh sừng sững vây quanh những thung lũng rộng thoáng, có sông ngòi uốn khúc, có hồ đầm mặt nước lấp loáng như gương in bóng cảnh núi non hùng vĩ và bầu trời khoáng đãng. Đó là thắng cảnh "Hạ Long trên cạn" của Ninh Bình, có khu di tích Hoa Lư- kinh đô của nước Đại Cồ Việt xưa.
Cồ Việt quốc đường Tống Khai Bảo Hoa Lư đô thị Hán Trường An
( Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy).
Đôi câu đối bên cột đền vua Đinh ở Hoa Lư nói lên lòng tự hào của tổ tiên ta trước tầm vóc lớn lao của Tổ quốc bước vào giai đoạn độc lập tự chủ.
Những ghi chép trong sách cũ thì cố đô Hoa Lư nằm trên địa phận của hai xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ ngày nay. Tường thành cao từ 8 - 10 m, đắp bằng đất, bó gạch lớn, có in chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên". Thành Hoa Lư rộng khoảng 300ha, chia làm hai khu vực: Thành ngoại ở phía đông và thành nội ở phía tây ăn thông với nhau qua một ngách núi gọi là quèn Võng. Giữa hai khu từng có cổng lớn xây bằng đá, cầu đá bắc qua hào sâu, mang tên Cầu Đông, Cầu Dền... Từ thời Đinh đến Tiền Lê, qua 41 năm (968-1009), nhiều cung điện được xây dựng trong thành.
Về thăm Hoa Lư, thoạt đầu đến động Thiên Tôn, nằm dưới chân núi Dũng Đương. Động chia làm hai phần: Phần ngoài rộng khoảng 200 m vuông, nền đẳng, trần cao, giữa có hương án khá đồ sộ. Bên trái là bệ thờ 18 vị La hán. Bên phải treo quả chuông lớn đúc thời Cảnh Hưng. Phía sau hương án là một hành lang ngắn ăn thông vào một hang nhỏ tạo thành hình chuôi vồ, có án thư, bệ thờ, Long Đình đôi rồng chầu toàn bằng đá. Trong Long Đình có tượng Trấn Vũ Thiên tôn bằng đồng, nặng khoảng bốn tạ, đứng chống gươm trên lưng rùa đá, trông oai nghiêm đường bệ. Phía sau Long Đình có một giếng tròn gọi là giếng Rồng, quanh năm có nước. Từ động Thiên Tôn đi tiếp đến Quèn Ổi.
Đền thờ vua Đinh và đền thờ vua Lê được xây dựng trên nền cung điện chính thuở xưa, nằm ở trung tâm khu vực thành ngoại. Đền vua Đinh tựa lưng vào dãy núi Phi Vân, phía trước là Mã Yên Sơn (núi Yên Ngựa). Theo lời các cố lão ở địa phương thì đền được xây từ thời Lý, quay về hướng bắc. Sau đợt trùng tu lớn vào thời Hậu Lê (cuối thế kỷ XVII); đền mới hướng về phía đông. Đền làm theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ngoài cùng là cổng lớn được gọi là "Ngọ môn quan", tiếp đó là hồ sen núi giả, rồi đến nghi môn ngoại (cổng ngoài).
Một con đường lát gạch, hai bên là vườn hoa, dẫn tới hai cột trụ cao có đôi câu đối nêu bật địa thế hiểm trở của núi non sông nước Hoa Lư. Gần đó là tấm bia lớn dựng năm Chính Hoà thứ 17 (1696), ca tụng công chúa Phật Kim. Qua hai trụ cổng là đến sân rồng. Giữa sân rồng là một sập rồng, đặt trên bệ cao dài khoảng 1,90 m rộng 1,40 m, mặt sập và thành sập là nguyên một khối đá, một con rồng lớn có sừng giữa trán, tai như tai trâu, râu xoắn dưới cằm, bờm hất ngược, vùng vẫy trong mây, choán gần hết mặt sập. Viền quanh sập, trên chân sập kiểu "châu quỳ dạ cá" là các hình rồng, phượng, hoa tranh, lá dẻ, vân mây... và còn có cả tôm tép, cua cá, chuột.
Hai bên sập rồng có đôi nghê đá rất sống động. Đền gồm ba lớp: ngoài là toà bái đường; giữa là gian thiêu hương thờ Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lu Cơ Bổn, những "khai quốc công thần" triều Đinh.
Lớp trong cùng là toà chính cung, chính giữa có tượng Đinh Tiên Hoàng đúc bằng đồng, khoác mũ áo thiên tử, ngồi trên bệ rồng. Bên trái là tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn; bên phải là tượng Đinh Toàn, Đinh Hạng Lang, là các con của vua Đinh.
Đền vua Lê cách đền vua Đinh khoảng 500 m, bên một nhánh của sông Hoàng Long, dựa vào núi Đìa, phía trước là núi Đèn, kiểu thức xây dựng về đại thể cũng giống như đền thờ vua Đinh, cũng có nghi môn ngoại, hồ sen núi giả, nghi môn nội, sân rồng, sập rồng, bia ca ngợi vua Lê Đại Hành dựng năm Hoàng Đinh thứ 9 (1608), ba toà bái đường thiêu hương, chính cung. Đền vua Lê còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc trang trí cổ. Đặc biệt có sáu đầu bẩy chạm sáu con rồng, mỗi con một dáng vẻ, con vờn ngọc, con đấu hổ, con phun lửa... rất sinh động và bộ cánh cửa toà chính cung có hình độc long trên nền gấm chữ triện hoa, tranh chạm trổ rất công phu. Nhiều mảng trạm trổ trên cổng ván bưng, trên điểm bia, bệ đá... với các hình rồng ổ, rồng đàn, tôm, cua, khỉ, sóc... thể hiện cảm hứng nghệ thuật phóng khoáng và tài năng điêu luyện của các nghệ nhân đương thời. Trong chính cung đền Lê có đặt tượng vua Lê Đại Hành ngồi trên ngai vàng, mang dáng dấp võ tướng; bên phải là tượng Lê Long Đĩnh, bên trái là tượng Dương Vân Nga.
Lăng vua Đinh Tiên Hoàng đặt trên đỉnh Mã Yên Sơn có thể nhìn bao quát toàn cảnh khu di tích. Ở giữa là dòng Hoàng Long quanh co uốn khúc. Bên tả sông Hoàng Long có ngọn Kiếp Lĩnh (núi cắm gươm). Ven sông, ruộng đồng chia ô như bàn cờ. Dưới những lùm cây xanh tốt um tùm vây quanh chân núi, thấp thoáng ẩn hiện những lớp mái rêu phong của các đền miếu cổ xưa.
Hằng năm để tưởng nhớ công lao người anh hùng đã dựng nền thống nhất độc lập cho đất nước, nhân dân vùng Trường Yên - Hoa Lư tưng bừng mở hội vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch. Hội có lễ dâng hương có tổ chức nhiều trò chơi mang tinh thần thượng võ, có những màn đồng diễn "cờ lau tập trận", xếp chữ "Thái Bình" là niên hiệu đầu tiên của Đinh Tiên Hoàng, đua thuyền, đấu vật, rước rồng...


Không có nhận xét nào:

What is news!

Tạm dừng những cuộc hành trình dài cho những chuyến đi 1 ngày