Ngày 2:
Hôm nay trước khi đạp xe, đoàn tham quan chợ nổi – một hoạt động đời thường của người dân miền Tây.
Khi vườn của họ được thu hoạch, thương lái sẽ đến mua, nhưng sau đó nếu thu hoạch chỉ vài trăm kg, họ sẽ chở xuồng đi chợ nổi để bán.
Người dân ở Mekong thường dậy rất sớm 4, 5h họ đi thu hoạch chôm chôm, bó và chở ra chợ nổi để bán. Họ ăn trưa khoảng 9,10h và ăn chiều khoảng 3,4h chiều
xung quanh nhà thường có rất nhiều mộ rất to, đó là mộ của tổ tiên, họ hàng, khi người thân của họ qua đời, họ chôn ngay tại vườn hoặc trên ruộng lúa của họ. Người qua đời được chôn cất và xây dựng mộ duy nhất một lần chứ không như một số vùng miền Bắc với tục cải táng (Người qua đời được chôn cất ở một khu riêng biệt và khoảng 3-4 năm sẽ được cải táng đào lên, thu phần xương cốt còn lại cho vào tiểu bằng sành nhỏ hơn và chuyển sang một khu mới gọi là sang nhà mới cho người chết.)
chúng tôi tiếp tục đạp xe qua những vườn cây trĩu trái. Người dân ở đây cho biết, bưởi được trồng một năm cho hai vụ chính nhưng quanh năm đều cho trái lai rai bán, những trái bưởi thơm ngon, ngọt, mọng nước và không hạt, được gọi là bưởi năm roi khi còn non nó cũng có hạt nhưng khi bưởi chín thì hạt tự tiêu. Khác với người miền Bắc, trồng bưởi ở đây chỉ để lấy trái và trái chỉ để ăn hoặc làm nước ép trái cây. Tôi tuyệt nhiên không thấy họ dùng lá bưởi hay vỏ bưởi để nẩu nước gội đầu hay làm chè bưởi., hay cắt gọt cầu kỳ làm vật phẩm cúng tế.
Mông tôi vẫn còn hơi đau và vì nhỏ bé nên tôi luôn bị tụt lại phía sau so với cả đoàn. Kết thúc vườn bưởi, chúng tôi đến với ruộng lúa bạt ngàn xanh, lúa đang trong thời kỳ con gái hát bài hát trữ tình thì thầm cùng nhạc gió. chúng tôi ăn bữa cơm trưa tại Long Xuyên, ở đây tôi thưởng thức món chả cá rất ngon và có một cô bán những chiếc bánh nhỏ xíu làm mình tò mò hỏi thì được biết đó là bánh tình yêu – “ai mà chưa có người yêu, ăn vào sẽ có, ai mà đã có người yêu ăn vào về muốn cưới luôn” – làm mình phải mua mất 5k.
Xe chở chúng tôi đến vùng biên giới tịnh biên của tỉnh An Giang, lại đạp xe qua những con đường lồi lõm dọc kênh chằng chịt để đến với rừng chàm Trà Sư – một rừng Tràm ngút ngàn rộng lớn với 6km2 xa xa là biển lúa như những sân golf quốc tế đâu đó điểm xuyết những cây thốt nốt đặc trưng của vùng biên cương.
Đất đai ở đây màu mỡ vì một năm có đến 3 tháng mùa nước nổi, đất nhuyễn đến nỗi người ta không phải mất công còng lưng cấy mà chỉ việc đứng sõng lưng và mén cây mạ xuống là rễ cây có thể cắm sâu vào đất mà mọc lên thành lúa.
chúng tôi đạp xe quanh những con đường được che phủ bởi tràm, ngửi mùi tràm, đi trong hương tràm bát ngát mà nhớ tới bài hát “Hương tràm”.
Mùa này nước cạn nên không thể đi thuyền vào sâu trong rừng được nhưng tôi cũng đã có dịp được ngồi thuyền vào xem chim cò đẻ, mớm con, dọc theo những con kênh tĩnh lặng, những con cồng cộc, con cổ rắn đang lặn ngụp kiếm mồi, nghe tiếng khua mái chèo vội sải những sải cánh rộng bay lên tạo nên một không gian thiên nhiên hết sức sống động.
Chúng tôi leo lên chèo quan sát chim cò, từng đàn cò đi kiếm ăn đang bay về tổ, xa xa là dãy Cấm Sơn, và bên đối diện là đỉnh núi Sam – Châu Đốc.
Ở cái vùng đồng bằng mà đỉnh núi cao nhất là núi Cấm Sơn cũng chỉ có 710m so với mực nước biển thì khi nói đến rừng là chúng ta hiểu ngay chỉ có duy nhất một kiểu rừng ngập nước Tràm hay đước này thôi.
Chúng tôi tiếp tục đạp xe qua những vườn cây thốt nốt, vườn soài của huyện Tịnh Biên để đến về Châu Đốc, dự định leo núi Sam nhưng vì mệt quá nên đành về khách sạn nhìn núi Sam qua cửa sổ.
Tối lang thang ở cái thị xã vùng biên nhỏ xíu nhưng nhộn nhịp đáo để. Nghe nói số lượng du khách đến với Châu Đốc còn đông hơn gấp hai lần số dân sinh sống tại đây. Có một nét đặc trưng ở đây là người ta sử dụng rất nhiều xe đạp lôi. Nếu như ở Mỹ tho – Tiền Giang họ dùng xích lô thì ở đây là xe đạp lôi, cái thùng nó ở đằng sau và có thể chở đến 5-6 người. Chúng tôi thấy mình thật dở hơi khi đến Châu Đốc mà vào quán hải sản ăn tối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét